Skip to main content

Em Bé IVF Là Gì? Có gì khác biệt với trẻ thụ tinh tự nhiên?

0
Cập nhật lần cuối: 06/11/2024

Em bé ivf là gì và liệu em bé sinh ra bằng phương pháp IVF có giống em bé được sinh ra tự nhiên? Đây là câu hỏi mà nhiều cặp đôi gặp phải khi lựa chọn phương pháp hỗ trợ sinh sản. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để các gia đình hiểu rõ em bé ivf, từ định nghĩa, quy trình đến những lợi ích,… khi chọn phương pháp này.

Em Bé IVF Là Gì
Em Bé IVF Là Gì

Em Bé IVF Là Gì?

Em bé IVF là những trẻ được sinh ra thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến giúp các cặp đôi vô sinh hiếm muộn có thể có con. Em bé IVF được hình thành từ quá trình kết hợp trứng và tinh trùng trong ống nghiệm, tạo phôi rồi sau đó cấy vào tử cung người mẹ để phát triển thành em bé. Wikipedia có thông tin về công nghệ IVF lần đầu tiên thành công vào năm 1978 với sự ra đời của em bé Louise Brown ở Anh Quốc, mở ra kỷ nguyên mới cho y học hỗ trợ sinh sản. “Sự ra đời của bà, theo một quy trình tiên phong ở Anh, đã được ca ngợi là “một trong những đột phá y khoa đáng chú ý nhất của thế kỷ 20” (1)

Thai IVF Có Khác Biệt Gì Với Thai Tự Nhiên?

Ngày càng có nhiều em bé được sinh ra bằng phương pháp IVF
Ngày càng có nhiều em bé được sinh ra bằng phương pháp IVF

Ngoài thắc mắc em bé IVF là gì, nhiều người cũng khá tò mò về sự khác nhau giữa thai IVF và thai tự nhiên. Nhìn chung có các điểm khác nhau chính:

1. Về Quá Trình Hình Thành

Thai ivf khác thai tự nhiên ở chỗ quá trình phát triển phôi diễn ra trong môi trường của phòng thí nghiệm trước khi được cấy vào tử cung. Trong khi đó, thai tự nhiên bắt đầu phát triển ngay sau khi trứng được thụ tinh bên trong cơ thể người phụ nữ.

2. Sự Khác Biệt Về Sự Chăm Sóc Y Tế

Thai ivf khác thai tự nhiên không chỉ ở quy trình thụ tinh mà còn ở cách chăm sóc y tế. Phụ nữ mang thai qua IVF thường được theo dõi chặt chẽ hơn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của em bé và sức khỏe của mẹ. Ngoài ra, các vấn đề như hội chứng kích thích buồng trứng cũng có thể xảy ra chỉ với các trường hợp thụ thai IVF.

“Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng em bé IVF không khác biệt đáng kể về mặt sức khỏe so với em bé thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu gợi ý rằng trong thai kỳ IVF có thể có nguy cơ mắc một số bệnh lý cao hơn, chẳng hạn như các bệnh liên quan đến tiền sản giật hoặc sinh non. Điều này phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố y khoa và sức khỏe của người mẹ, không phải bản chất của quá trình IVF”.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiên Phong – Chuyên gia Hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội có chia sẻ

>> Xem thêm: Phân biệt IUI và IVF: Phương pháp Hỗ trợ sinh sản nào phù hợp với bạn?

3. Tỷ lệ sinh non và nhẹ cân

Bác sĩ Phong cũng chia sẻ:

“Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sinh từ IVF có tỷ lệ sinh non (dưới 37 tuần) và nhẹ cân (dưới 2.5kg) cao hơn so với trẻ thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các ca này có liên quan đến việc mang thai đôi hoặc đa thai, điều này phổ biến hơn trong IVF khi có nhiều hơn một phôi được chuyển vào tử cung.

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và phát triển so với trẻ sinh đủ tháng, nhưng các vấn đề này thường do tình trạng sinh non hơn là do IVF”.

Như vậy, tỷ lệ sinh non khi thụ tinh ống nghiệm có xu hướng cao hơn so với sinh thường, phần lớn là do các vấn đề khác dẫn tới sinh non như đa thai. Việc làm thụ tinh ống nghiệm không có tác động tiêu cực tới tỷ lệ sinh non này.

4. Phát triển nhận thức và thần kinh

Nghiên cứu về sự phát triển thần kinh và nhận thức của trẻ IVF đã chỉ ra rằng, trên tổng thể, trẻ IVF phát triển bình thường về mặt trí tuệ, học tập và hành vi. Các khảo sát và nghiên cứu dài hạn không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về khả năng nhận thức giữa trẻ IVF và trẻ thụ thai tự nhiên.

5. Hệ miễn dịch và sức đề kháng

Các nghiên cứu hiện tại không cho thấy trẻ IVF có sự khác biệt đáng kể về hệ miễn dịch so với trẻ sinh tự nhiên. Tuy nhiên, trẻ sinh non hoặc nhẹ cân (có thể gặp trong IVF) có thể có hệ miễn dịch yếu hơn trong giai đoạn đầu đời, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Điều này chủ yếu là do tình trạng sinh non hơn là ảnh hưởng trực tiếp từ IVF.

Quy Trình Thụ Tinh Ống Nghiệm IVF

Quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF được diễn ra qua 6 bước:

Bước 1: Thăm khám và đánh giá sức khỏe sinh sản của cặp vợ chồng

Trong trường hợp cặp vợ chồng chưa từng có kết quả thăm khám sinh sản trước đây, bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá toàn diện tình trạng sinh sản của cả hai.

Đối với vợ:

  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Tiến hành siêu âm phụ khoa

Đối với chồng: Xét nghiệm tinh dịch đồ

Thăm khám là bước quan trọng để đánh giá sức khoẻ sinh sản vợ chồng
Thăm khám là bước quan trọng để đánh giá sức khoẻ sinh sản vợ chồng

Bước 2: Kích Thích Buồng Trứng

Người vợ sẽ được tiêm các loại thuốc kích thích buồng trứng, quá trình này thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày. Trong suốt thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được lên lịch hẹn để thực hiện siêu âm và xét nghiệm máu định kỳ, nhằm theo dõi sự phát triển của nang noãn cũng như tình trạng nội mạc tử cung. Khi các nang noãn đã đạt kích thước yêu cầu, người vợ sẽ tiêm mũi kích rụng trứng.

Bước 3: Chọc Hút Trứng và Lấy Tinh Trùng

Thủ thuật chọc hút trứng được thực hiện sau khoảng 36 giờ sau mũi thuốc kích trứng cuối cùng. Trong quá trình này, người vợ sẽ được gây mê để không cảm thấy đau đớn. Thời gian chọc hút trứng thường kéo dài từ 10 đến 15 phút mỗi ca. Đồng thời, người chồng sẽ lấy mẫu tinh trùng tươi hoặc rã đông tinh trùng đã được đông lạnh trước đó, chuẩn bị cho quá trình thụ tinh ống nghiệm IVF.

Sau khi chọc hút trứng, người vợ sẽ được nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh viện trong vòng 2 đến 3 giờ tiếp theo để đảm bảo an toàn và ổn định sức khỏe trước khi về nhà.

Bước 4: Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm

Trứng và tinh trùng được đưa đến phòng thí nghiệm để kết hợp tạo thành phôi. Các phôi sau đó được nuôi cấy trong môi trường chuyên dụng từ 3 đến 5 ngày trước khi được chuyển vào tử cung của người vợ.

Cặp vợ chồng sẽ nhận được thông tin về số lượng và chất lượng phôi từ bác sĩ và chuyên viên phôi học, giúp họ lựa chọn phôi tốt nhất để cấy.

Trứng và tinh trùng được thụ tinh với nhau sau đó tạo thành phôi
Trứng và tinh trùng được thụ tinh với nhau sau đó tạo thành phôi

Bước 5: Chuyển Phôi

Có hai phương pháp chính là chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh.

  • Chuyển phôi tươi: Phôi được chuyển ngay sau khi tạo ra.
  • Chuyển phôi đông lạnh: Các phôi đạt chất lượng cao được lưu trữ đông lạnh để sử dụng trong các chu kỳ tiếp theo.

Trong khoảng thời gian chờ đợi chuyển phôi, người vợ sẽ tiếp tục dùng các loại thuốc nội tiết và thực hiện các biện pháp đặt âm đạo nhằm chuẩn bị nội mạc tử cung cho việc chuyển phôi. Trước khi tiến hành chuyển phôi, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng độ dày và chất lượng của niêm mạc tử cung để đảm bảo môi trường tối ưu cho sự làm tổ và phát triển của phôi.

Quá trình chuyển phôi thường diễn ra nhanh chóng, kéo dài khoảng từ 5 đến 10 phút. Sau khi hoàn tất, người vợ có thể về nhà mà không cần phải nằm lại theo dõi tại bệnh viện. Trong vòng hai tuần sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết theo chỉ dẫn của bác sĩ để hỗ trợ quá trình mang thai.

Việc chuyển phôi đúng kỹ thuật và theo dõi chăm sóc kỹ lưỡng sau chuyển phôi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ thành công của quá trình thụ tinh nhân tạo ivf.

Bước 6: Thử Thai

Sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ đến tái khám để tiến hành kiểm tra và thực hiện xét nghiệm Beta HCG theo lịch hẹn. Nếu nồng độ Beta HCG trong máu vượt 25 IU/L tức phôi đã làm tổ và người vợ đang mang thai.

Em Bé Sinh Ra Bằng Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm Liệu Có Phải Con Mình?

Thụ tinh trong ống nghiệm có phải con mình không là câu hỏi thường gặp của nhiều cặp vợ chồng. Có thể khẳng định 100% em bé được sinh ra bằng phương pháp IVF vẫn là con của cha mẹ vì trứng và tinh trùng đều đến từ bố mẹ. Quy trình chỉ giúp kết hợp và tạo sự sống thông qua kỹ thuật y học, không tạo ra sự khác biệt về mặt di truyền so với trẻ thụ tinh tự nhiên.

Có nhiều quan niệm sai lầm về thụ tinh ống nghiệm ivf như em bé IVF không phải con mình hoặc không mang tính di truyền. Thực tế, nếu trứng và tinh trùng đến từ bố mẹ, thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn là chính con của họ.

Em bé sinh ra bằng phương pháp IVF không có sự thay đổi về mặt di truyền
Em bé sinh ra bằng phương pháp IVF không có sự thay đổi về mặt di truyền

Lợi Ích Và Hạn Chế Của Phương Pháp IVF

Lợi ích của việc thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm:

  • Giải pháp cho các bệnh lý vô sinh, hiếm muộn phức tạp: Bệnh lý hiếm muộn về đa nang buồng trứng, suy buồng trứng, tắc vòi trứng, tinh trùng yếu, kém, dị dạng,…
  • Sàng lọc di truyền tiền làm tổ: Tăng cường kiểm soát và giảm nguy cơ mắc các bệnh di truyền cho trẻ.
  • Tăng tỷ lệ thụ thai: Kỹ thuật IVF giúp tối ưu hóa quá trình thụ tinh và phát triển phôi, từ đó tăng khả năng thai kỳ thành công.

Hạn chế của phương pháp này có thể kể đến:

  • Chi phí cao: Phương pháp IVF đòi hỏi nhiều chi phí từ thuốc men, quy trình y tế đến chăm sóc sau cấy phôi, trung bình chi phí IVF giao động từ 80 đến 120 triệu đồng.
  • Có thể gặp phải các biến chứng như kích thích buồng trứng,…
  • Căng thẳng tâm lý

Nên Điều Trị Thụ Tinh Ống Nghiệm IVF Ở Địa Chỉ Nào?

Thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF ở đâu? Nước ta hiện nay có nhiều trung tâm IVF uy tín trên khắp các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Các trung tâm này thường được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng quy trình chuyên nghiệp.

Tại miền Bắc, Trung tâm IVF Hà Nội là địa chỉ hàng đầu cho các gia đình vô sinh hiếm muộn có thể tin tưởng. Trung tâm sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu, giàu kinh nghiệm và luôn cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực IVF. Với tỷ lệ thành công cao, cơ sở vật chất hiện đại và quy trình chăm sóc tận tâm, Trung tâm IVF Hà Nội đảm bảo mang đến cho bạn sự an tâm và hỗ trợ toàn diện từ khâu tư vấn đến khi bé yêu chào đời.

IVF Hà Nội - Điểm đến cho hạnh phúc tròn đầy
IVF Hà Nội – Điểm đến cho hạnh phúc tròn đầy

Qua bài viết này, khách hàng đã nắm được thông tin em bé ivf là gìthai ivf khác thai tự nhiên ở những điểm nào. Có thể khẳng định rằng, phương pháp thụ tinh ống nghiệm ivf chính là phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất, giúp các ba mẹ hiện thực hóa giấc mơ con yêu.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

  1. IVF có làm thay đổi quan hệ di truyền giữa cha mẹ và con không?
    Không, thụ tinh trong ống nghiệm không thay đổi quan hệ di truyền. Trứng và tinh trùng đều từ cha mẹ, đảm bảo em bé mang gen di truyền tự nhiên giống trẻ thụ tinh tự nhiên.
  2. Chi phí làm IVF là bao nhiêu và có hỗ trợ tài chính không?
    Chi phí thụ tinh ống nghiệm IVF tại Trung tâm IVF Hà Nội tùy thuộc vào bệnh lý cũng như phác đồ của từng gia đình. Hiện nay, Trung tâm cung cấp các gói hỗ trợ tài chính linh hoạt như trả góp, ưu đãi chi phí các dịch vụ.
  3.  Có nguy cơ gì về dị tật bẩm sinh ở trẻ IVF không?
    Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiên Phong chia sẻ: “Khi nói về trẻ sinh ra từ phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), một trong những mối quan tâm thường gặp là nguy cơ dị tật bẩm sinh. Các nghiên cứu quy mô lớn đã chỉ ra rằng trẻ sinh ra từ IVF có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh không khác biệt so với trẻ thụ thai tự nhiên. Các yếu tố góp phần vào nguy cơ dị tật bẩm sinh của trẻ IVF và của thai kỳ tự nhiên bao gồm: Tuổi của người mẹ, nguyên nhân vô sinh, vai trò của sàng lọc di truyền,…”
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận