Skip to main content

Ê buốt răng: Nguyên nhân và cách điều trị 

0
Cập nhật lần cuối: 07/10/2020

Tình trạng ê buốt răng khá phổ biến và khiến người bệnh không thoải mái khi ăn uống.

 

 

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, là tình trạng răng miệng khá phổ biến khiến cho người mắc phải khó chịu hoặc đau buốt khi ăn một số thực phẩm quá cứng hay quá nóng hoặc lạnh. 

Tuy tình trạng răng ê buốt không quá nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý đau răng, viêm nướu, viêm nha chu,… 

Nguyên nhân khiến răng ê buốt 

Ảnh: Răng ê buốt gây ra nhiều cản trở khi ăn uống cho người bệnh.

Thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra ê buốt mà lý do chính là do răng nhạy cảm. Răng nhạy cảm xảy ra khi nướu bị tụt hoặc men bảo vệ răng quá mỏng làm lộ phần ngà răng. Đây là phần bảo vệ các dây thần kinh bên trong nên khi nó không thực hiện được chức năng nhiệm vụ, các dây thần kinh đó bị kích thích làm răng ê buốt. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng nhạy cảm bao gồm: 

+ Thực phẩm chứa axit: Các thực phẩm chứa nhiều axit như dưa chua, cà chua, cam quýt, chanh có thể gây xói mòn men răng. 

+ Bàn chải đánh răng quá cứng: Khi đánh răng sử dụng lông bàn chải quá cứng sẽ gây ảnh hướng đến phần nướu lợi, có thể gây tụt lợi và làm hở lớp ngà răng bên dưới. Từ đó, răng sẽ bị ê buốt khi đánh răng hoặc sử dụng thực phẩm. 

+ Tụt lợi:tụt lợi có thể do đánh răng không đúng cách, vệ sinh răng miệng kém. 

+ Nứt, vỡ răng: Các tác động bên ngoài là răng bị nứt, vỡ ngay lập tức sẽ làm răng bị đau, ê buốt. Khi răng nứt, các đầu mút bên trong sẽ bị kích thích mạnh khi ăn uống. 

+ Răng sâu: Răng bị sâu sẽ tạo ra các lỗ sâu trên răng làm lộ ra các đầu mút dây thần kinh phía trong răng. Từ có cũng gây kích thích dây thần kinh và làm răng ê buốt. 

+ Nghiến răng Những thói quen tưởng chừng như vô hại như nghiến răng về lâu dài sẽ làm mòn đi phần men răng – phần mô cứng nhất trên cơ thể. 

+ Sau sinh: Sau và trước khi sinh con bà bầu thường bị thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể khiến răng bị ê buốt hoặc các bệnh lý khác liên quan đến răng. 

+ Tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến răng bị ê buốt. Do quá trình tẩy trắng có thể tác động vào phần men răng hoặc phần chân răng làm răng bị yếu đi. 

Cách điều trị khi răng ê buốt 

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách và dùng bàn chải đánh răng lông mềm. Từ đó làm giảm tình trạng mòn men răng làm lộ ngà răng gây cảm giác ê buốt mỗi khi ăn uống cũng như hạn chế tình trạng tụt nướu gây những tổn thương không đáng có cho răng. 
  • Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt: Khi chọn kem đánh răng cho người có hàm răng nhạy cảm (răng ê buốt), có thể sử dụng các loại kem đánh răng với thành phần dược liệu tự nhiên, đặc biệt phù hợp với những người có hàm răng nhạy cảm bởi tính an toàn, công dụng ưu việt và có lợi cho sức khỏe. 

Ảnh: Răng ê buốt khiến người bệnh đau khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

  • Sử dụng tỏi: Tỏi là một trong những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm không để chữa bệnh đau răng mà có thể làm giảm được cơn đau ê buốt của hàm răng. Trong thành phần của tỏi có chứa Fluor và Allicin giúp bảo vệ và phục hồi được ngà răng. Bạn chỉ cần giã nhỏ nhánh tỏi, hòa lẫn với muối càng tốt, sau đó ngậm vào miệng hoặc có thể thái lát mỏng miếng tỏi và chà sát trên bề mặt răng ít phút. Sau một vài lần đắp tỏi, bạn sẽ răng hàm bớt ê nhức đi rõ rệt. 
  • Dùng gel chữa ê buốt: Dùng gel chữa ê buốt là một liệu pháp được nhiều người sử dụng bỏi hiệu quả cực nhanh sau đó. Hiện nay tại các nhà thuốc có bán tràn lan rất nhiều loại gel giúp giảm cảm giác ê buốt răng của nhiều nhãn hàng với nhiều thể loại khác nhau. Nhưng liệu pháp này bạn không nên tùy tiện sử dụng mà cần phải có đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không răng không những không hết ê buốt mà còn bị tổn thương nặng hơn nữa. 
  • Súc miệng bằng nước muối: Đây là liệu pháp dân gian được sử dụng từ ngàn đời nay. Bạn chỉ cần hòa loãng nước muối và ngâm dung dịch này trong khoảng 3 phút và một ngày có thể ngậm nhiều lần để tình trạng ê buốt răng nhanh chóng thuyên giảm. 
  • Liệu pháp Florua: Liệu pháp Florua là bổ sung florua vào các khu vực nhạy cảm của răng để tăng cường sức khỏe men răng, giảm đau, giảm cảm giác ê buốt răng và ngăn ngừa sâu răng. Florua thường được sử dụng dưới dạng chất lỏng và thuốc viên, liệu pháp này làm giảm sự phân hủy bởi các axit từ thực phẩm, tăng khả năng tái khoáng hóa và giảm hoạt động của vi khuẩn 

Nếu tình trạng ê buốt răng do các bệnh lý răng miệng là do teo rút nướu theo tự nhiên hay răng có nhiều cao răng và mảng bám gây ra bệnh nướu răng, hãy đến nha sĩ sớm để được tư vấn trám cổ chân răng, bảo vệ chân răng khi thấy nướu bắt đầu bị teo lại, tụt xuống dưới đường nướu bình thường. 

Để phòng ngừa bệnh ê buốt răng, mọi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa bị lộ ngà cũng như các bệnh nha chu.  Bên cạnh đó, cần chải răng đúng cách đồng thời sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp giúp giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng răng ê buốt. Hạn chế sử dụng các đồ ăn có chứa axit để giúp phòng ngừa căn bệnh này.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận