Đi Vệ Sinh Ra Máu Là Bị Bệnh Gì? Có Cần Đi Khám Bác Sĩ?
Đi vệ sinh ra máu khiến nhiều người lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và hậu môn – trực tràng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, cách chữa ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết các thông tin hữu ích dưới góc nhìn của chuyên gia.

Nhận biết dấu hiệu đi vệ sinh ra máu
Đi vệ sinh ra máu có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Người bệnh có thể bị nhầm lẫn khi gặp tình trạng đi phân đen do uống thuốc như bismuth (thường có trong một số toa điều trị Helicobacter Pylori) hay thực phẩm có nhiều sắt (thịt đỏ, huyết). Hoặc khi ăn đồ ăn thức uống có màu đỏ trước đó cũng có thể khiến phân có lẫn màu đỏ. Những trường hợp này sẽ tự hết khi ngừng những tác nhân bên trên.

Đi ngoài ra máu được xác định khi bạn thấy các dấu hiệu như:
– Giấy vệ sinh bị dính máu sau khi đi đại tiện
– Trong bồn vệ sinh có máu
– Máu bên ngoài phân hoặc có lẫn trong phân.
Khi gặp tình trạng phân đen như hắc ín (như màu nhựa đường) thì rất có thể đó là do xuất huyết tiêu hóa, vị trí máu chảy ở trên cao đường tiêu hóa như dạ dày hoặc tá tràng.
– Cảm giác đau rát hoặc khó chịu khi đi đại tiện có thể do nứt kẽ hậu môn hoặc tổn thương trĩ
Theo BS.CKI Nguyễn Nhật Tân, chuyên gia tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội,
“Đi vệ sinh ra máu dù ít hay nhiều đều cần được chú ý. Đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.”
Đi vệ sinh ra máu là dấu hiệu của bệnh gì
Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, từ những vấn đề nhẹ như bệnh trĩ cho đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng.
Đi vệ sinh nặng ra máu tươi
Khi đi vệ sinh ra máu tươi cho thấy máu chảy ở gần khu vực hậu môn, điều này có thể do:
– Bệnh trĩ: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu. Đặc trưng của trĩ là máu đỏ tươi, không lẫn trong phân, thường xuất hiện sau khi rặn mạnh. Khi bị sa búi trĩ, người bệnh có thể gặp tình trạng máu chảy thành giọt hoặc thành tia với lượng đáng kể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50% người trưởng thành có nguy cơ mắc trĩ. (1)
– Nứt kẽ hậu môn: Tình trạng này do tổn thương tại hậu môn, thường do táo bón kéo dài hoặc phân cứng gây ra. Nứt hậu môn dễ dẫn đến đau và chảy máu mỗi khi đi vệ sinh.

Đi vệ sinh nhẹ ra máu
Khi đi tiểu ra máu, rất có thể bạn đã mắc các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, viêm hoặc nhiễm trùng thận, ung thư đường tiết niệu, chấn thương hoặc tổn thương thận hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Vì vậy khi gặp tình trạng máu lẫn trong nước tiểu kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng như: đau, sốt, khó chịu khi đi tiểu thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu
Hãy cùng xác định nguyên nhân đi đại tiện qua từng đối tượng nhé:
Bà bầu đi vệ sinh ra máu
Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng này do áp lực từ thai nhi lên vùng bụng và hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Trong thời gian mang thai, chế độ ăn uống thay đổi, sử dụng các loại thuốc bầu hay sự thay đổi nội tiết cũng góp phần gây táo bón, tăng khả năng xuất hiện máu khi đi vệ sinh.
Đi vệ sinh xuất hiện máu ở nam
Đối với nam giới, tỷ lệ mắc các bệnh lý về đại tràng và trĩ cao hơn. Ngoài ra những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện máu trong phân.
Đi vệ sinh ra máu nữ
Đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ tuổi trung niên, có nguy cơ cao mắc các bệnh như viêm đại tràng, trĩ.. Ngoài ra cũng có thể kể đến các tổn thương ở âm đạo do nhiễm trùng, viêm nhiễm… hoặc đơn giản là đang trong kỳ kinh nguyệt.
Khi bị gặp tình trạng này, chúng ta nên chú ý thêm gì khác?
Nếu chú ý thêm những triệu chứng này, có thể giúp bạn gợi ý phần nào nguyên nhân và mức độ của tình trạng bệnh:
- Ngứa hay đau hậu môn
- Cảm giác đau nóng hay đau xé bụng khi đi vệ sinh
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Đi vệ sinh ra máu kéo dài hay tái đi tái lại
- Muốn đi vệ sinh nhưng không đi được
- Sốt, sụt cân, hay đổ mồ hôi đêm – thường là biểu hiện bệnh lý ác tính
- Phân đen hay đỏ bầm
- Thay đổi số lần đi vệ sinh trong ngày hay tính chất phân thay đổi (lỏng hơn hay đặc hơn)
Hãy liệt kê các triệu chứng bạn đang gặp phải khi gặp bác sĩ để được chẩn đoán 1 cách chính xác và biện pháp xử lý hiệu quả nhất vấn đề bạn đang gặp phải.
Đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không?
Theo thống kê từ Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, khoảng 10-15% người lớn có thể gặp tình trạng đi vệ sinh ra máu trong đời. (2) Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Nếu tình trạng này đi kèm với các dấu hiệu như đau bụng, giảm cân không rõ nguyên nhân, hoặc mệt mỏi kéo dài, có thể cần phải kiểm tra chuyên sâu hơn để loại trừ khả năng mắc bệnh ác tính như ung thư đại trực tràng.

Bác sĩ William Sandborn, chuyên gia tiêu hóa tại Hoa Kỳ, cho biết: “Ra máu khi đi vệ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.” (3)
Cách điều trị khi gặp tình trạng đi vệ sinh ra máu
Khi nào thì cần đi khám bác sĩ
Nếu bạn gặp các triệu chứng sau, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Đi vệ sinh ra máu kéo dài hơn một tuần.
- Máu có màu sẫm hoặc đen.
- Có triệu chứng kèm theo như đau bụng, sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Các xét nghiệm như nội soi đại tràng hoặc xét nghiệm máu có thể giúp xác định chính xác nguyên nhân.
PGS.TS.BS Triệu Triều Dương, Chuyên gia hàng đầu về Tiêu hóa, cho biết: “Đi vệ sinh ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân.”

Đi vệ sinh ra máu nên ăn gì
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tình trạng đi vệ sinh ra máu, mọi người có thể bổ sung vào chế độ ăn một số loại thực phẩm sau:
– Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, giúp giảm tình trạng táo bón và tránh rặn mạnh khi đi vệ sinh.
– Các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, các thực phẩm lên men giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa
– Uống nhiều nước: giúp làm mềm phân, giảm căng thẳng cho ruột và hậu môn.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, đặc biệt với các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa và hậu môn – trực tràng. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, bệnh viện cung cấp dịch vụ khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa như trĩ, viêm loét đại tràng, ung thư đại trực tràng, và các bệnh lý hậu môn – trực tràng.
Cam kết mang đến dịch vụ y tế chuyên chuyên nghiệp và an toàn cho bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã và đang trở thành lựa chọn tin cậy của người dân tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Liên hệ hotline 0981500770 để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan.
Câu hỏi thường gặp
Làm sao để phòng ngừa tình trạng này?
Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên, và tránh căng thẳng.
Có thể tự điều trị tại nhà khi đi vệ sinh ra máu không?
Điều trị tại nhà có thể có hiệu quả nếu nguyên nhân là do táo bón hoặc trĩ nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Bị trĩ không điều trị có nguy hiểm gì không?
Nếu không điều trị, trĩ có thể gây thiếu máu do mất máu mãn tính và tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.
Trĩ không phải là bệnh nhiễm trùng nên không thể lây từ người này sang người khác thông qua bất cứ con đường nào.
NGUỒN THAM KHẢO:
- “Hemorrhoids” https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/hemorrhoids (09/11/2024)
- Irritable Bowel Syndrome (IBS), https://gi.org/topics/irritable-bowel-syndrome/ (09/11/2024)
- “Dr. Sandborn received the 2019 Sherman Prize for enabling the biologic treatment revolution”, “https://shermanprize.org/prize-recipients/william-j-sandborn-md/ (09/11/2024)