Skip to main content

Chuyên gia giải đáp thắc mắc: U tuyến giáp lành tính có chuyển thành ác tính không?

0
Cập nhật lần cuối: 14/06/2021

Người bệnh hay thắc mắc bị u tuyến giáp lành tính liệu có chuyển thành ác tính hay không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để có câu trả lời chính xác nhất.

1. U tuyến giáp lành tính là gì?

U tuyến giáp lành tính là những khối u (hay còn gọi là bướu) tồn tại dưới dạng thể rắn hoặc thể lỏng. Khối u này được hình thành và phát triển trong tuyến giáp – một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể người, có nguồn gốc là những tế bào bất thường trong lớp lót mặt trong của tuyến giáp, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến hình thành khối u. 

Phần lớn trường hợp u tuyến giáp đều không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng đáng chú ý nào. Khi khối u ngày càng phát triển, bạn có thể:

  • Cảm nhận thấy có u (bướu) ở vùng cổ
  • Nhìn thấy sưng ở dưới cổ
  • Cảm thấy khó thở hay khó nuốt khi dùng tay ấn vào khí quản hay thực quản

U tuyến giáp lành tính

Trong một vài trường hợp, các khối u lành tính sẽ sản sinh ra nhiều một loại hormone là thyroxine – được tiết ra bởi tuyến giáp với số lượng nhiều hơn mức bình thường, gây ra: 

– Tăng tiết mồ hôi.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

– Run tay.

– Nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

– Buồn nôn.

2. U tuyến giáp lành tính có nguy cơ ung thư tuyến giáp hay không?

U tuyến giáp ác tính hày còn gọi là ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nhưng không phải ai từng mắc bệnh về tuyến giáp đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh ác tính này. Để xác định có mắc bệnh ung thư tuyến giáp hay không, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm theo đúng quy trình. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, trong các loại bệnh liên quan đến tuyến giáp, chỉ có một số trường hợp có khả năng biến chứng thành ung thư tuyến giáp, đó là:

– Viêm tuyến giáp.

– Bướu cổ.

U tuyến giáp

Theo số liệu thống kê, cứ 5 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì có 1 bệnh nhân có tiền sử bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Điều đó đồng nghĩa với việc, bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp lành tính cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp ở hiện tại và tương lai. 

Nguy cơ này càng cao nếu gia đình người bệnh tiền sử trước đó cũng có người mắc u tuyến giáp lành tính hoặc bị ảnh hưởng từ u tuyến giáp lành tính

Tuy nhiên, có khoảng 90% u tuyến giáp là lành tính và chỉ có 5% – 10% là u tuyến giáp ác tính. Ngoài ra, những người mắc phải bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như suy giáp, cường giáp… đều khó có khả năng phát triển thành ung thư tuyến giáp.

3. Làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển của u tuyến giáp lành tính?

U tuyến giáp lành tính được đánh giá là căn bệnh phiền toái nhưng có tỷ lệ chữa trị thành công đến 90-100%. Theo các bác sĩ chuyên gia, nếu khối u nhỏ, người bệnh có thể dùng thuốc điều trị, theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, nếu kích thước khối u lớn, người bệnh cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật. 

Bên cạnh các phương pháp phẫu thuật truyền thống như mổ nội soi, mổ mở, ngày nay, phương pháp điều trị can thiệp không cần phẫu thuật đang ngày càng được đánh giá cao, điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là ví dụ điển hình. 

Đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp

Đây là phương pháp điều trị mới, thực hiện nhanh chóng, chính xác, không để lại sẹo, bệnh nhân không cần lưu trú lại bệnh viện, tính thẩm mỹ cao. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng mũi kim chọc vào khối u để đốt bằng sóng cao tần dưới sự hướng dẫn của hình ảnh siêu âm, nhằm tiêu diệt các tế bào và mạch máu trong khối u tuyến giáp mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp.

Tóm lại, u tuyến giáp lành tính có chuyển thành ác tính hay không còn phụ thuộc vào việc người bệnh có phát hiện sớm và điều trị sớm khối u hay không? Hãy đi tầm soát ung thư tuyến giáp định kì 1 năm/lần tại các cơ sở y tế hàng đầu như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để chắc chắn về tình trạng tuyến giáp của mình.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận