Chứng hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Chứng hôi miệng khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp. Do đó, khi bị hôi miệng, mọi người cần xác định rõ nguyên nhân và khắc phục sớm.
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp.
Hôi miệng được hình thành chủ yếu do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng.
Ảnh: Người mắc hôi miệng thường mất tự tin khi giao tiếp
Các nguyên nhân khiến hợp chất này bị bay hơi thường gồm:
– Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn định vị ở vùng ứ đọng của miệng, như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng và trong ổ sâu răng. từ đó tạo mùi hôi cho miệng.
– Các nguyên nhân tạm thời:
Sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng, như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur. Bên cạnh đó, một số thực phẩm như hành, tỏi chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài.
Sau khi ngủ dậy.
– Các nguyên nhân xuất phát từ miệng:
Người bệnh mắc bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe hoặc có vết lở loét hay sử dụng một số loại thuốc đặc thù cũng gây hôi miệng.
Người lớn tuổi, người sử dụng dùng thuốc, xạ trị, hoá trị hay vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng.
Người sử dụng răng giả, có khí cụ trong miệng,…l
Người mắc các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.
Ảnh: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ cũng sẽ gây ra hôi miệng.
Vậy, muốn khắc phục chứng hôi miệng cần làm gì?
- Đánh răng: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn và thay đổi bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng sử dụng.
- Làm sạch kẽ răng: Chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng có thể giúp làm giảm sự tích tụ của thức ăn và mảng bám ở vùng kẽ.
- Làm sạch dụng cụ răng: Nếu sử dụng răng giả hay niềng răng thì nên vệ sinh kỹ các bộ phận này vì đây có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn.
- Cạo lưỡi: Mục đích để loại bỏ các vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết tích tụ trên lưỡi.
- Hạn chế để miệng khô: uống đủ nước và tránh những thực phẩm làm giảm tiết nước bọt là yếu tố cần chú ý.
- Chế độ ăn uống: Người bị hôi miệng nên sử dụng những thực phẩm giúp kích thích tiết nước bọt như dâu tây, táo, mía, sữa chua, trà xanh.