Skip to main content

Chảy máu cam: Nguyên nhân và cách xử trí 

0
Cập nhật lần cuối: 06/10/2020

Chảy máu mũi là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Bệnh không nguy hiểm về tính mạng nhưng gây bất tiện trong cuộc sống con người.

Chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi, bao gồm những trường hợp chảy máu từ phía trong mũi. Nhiều người thỉnh thoảng lại bị chảy máu cam, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. 

Nguyên nhân chảy máu cam

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.

Ảnh: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.

Hai nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu mũi là: 

  • Không khí khô. Khi niêm mạc lót trong hốc mũi bị khô đi, chúng dễ dàng bị chảy máu và nhiễm trùng hơn. 
  • Ngoáy mũi. Thường xảy ra nhất ở trẻ em. 
  • Viêm mũi xoang (nhiễm trùng mũi xoang) 
  • Viêm mũi dị ứng 
  • Cảm lạnh 
  • Dị vật mũi.
  • Uống thuốc Aspirin hay thuốc kháng đông
  • Hít phải các hóa chất gây kích ứng niêm mạc mũi, như Amoniac (NH3) 
  • Sử dụng Cocaine 
  • Vẹo vách ngăn 
  • Thuốc xịt mũi, nếu dùng quá thường xuyên và không đúng chỉ định của bác sĩ. 
  • Chấn thương mũi 

Cách xử lý khi bị chảy máu cam 

Bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu chảy máu cam sau đây: 

  1. Giữ bình tĩnh, thư giãn, ngồi thẳng, để giữ cho đầu cao hơn tim 
  2. Nghiêng về phía trước, để ngăn máu vào cổ họng, đồng thời lưu ý không ngửa đầu về phía sau 
  3. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào vùng mềm ở phía trước mũi trong vòng 5 – 10 phút, tránh đặt khăn giấy, gạc hoặc các vật khác vào mũi 
  4. Kiểm tra xem có chảy máu không. 

Tuy nhiên, khi gặp các tình trạng dưới đây, bạn cần đến các cơ sở y tế khẩn cấp:

  • Chảy máu cam ở trẻ dưới 2 tuổi 
  • Máu cam cản trở khả năng hít thở 
  • Chảy máu mũi kéo dài hơn 20 phút 
  • Gặp chấn thương gây chảy máu mũi 
  • Cảm nhận có máu trong cổ họng dù đã hết chảy máu cam 
  • Liên quan đến tình trạng sức khỏe y tế hoặc sử dụng thuốc 
  • Gặp các triệu chứng, chẳng hạn như chóng mặt, sốt, ngất xỉu hoặc nôn mửa 

Khi chảy máu cam, nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào vùng mềm ở phía trước mũi.

Ảnh: Khi chảy máu cam, nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào vùng mềm ở phía trước mũi.

Cách phòng ngừa chảy máu mũi hiệu quả

Chảy máu mũi có thể được hạn chế nếu bạn: 

  • Kiểm soát huyết áp trong mức độ bình thường; 
  • Tránh dùng các chế phẩm có chứa aspirin nếu bạn hay bị chảy máu mũi; 
  • Tránh các hoá chất, bụi hoặc mang khẩu trang. Bác sĩ có thể kê cho bạn steroid xịt mũi nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng; 
  • Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ hay chảy máu cam dùng một số thực phẩm thích hợp, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C.
  • Xì mũi nhẹ nhàng và chỉ khi cần thiết 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm ở vùng khí hậu khô. Làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể, đặt một ít thạch chứa petroleum vào trong lỗ mũi và dùng khăn quàng hoặc khẩu trang khi trời lạnh, khô. Xịt mũi bằng nước muối cũng có thể làm ngừng chảy máu do thời tiết khô; 
  • Thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu cam 
  • Tránh tác nhân kích thích, chẳng hạn như đặt vật lạ vào trong mũi, môi trường hóa chất 
  • Tránh hoạt động gắng sức trong ít nhất 7 ngày sau khi chảy máu cam để ngăn ngừa tái phát 
  • Tránh hoạt động làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc tổn thương mặt, chẳng hạn như các môn thể thao tiếp xúc
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận