7 Cách Kiểm Tra Xem Mình Có Bị Vô Sinh Không? Cả Nam Và Nữ

Có con và được làm cha mẹ là một món quà vô giá. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được thiên chức này. Vô sinh hiếm muộn đang trở thành vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến ảnh hưởng đến nhiều cặp vợ chồng trên toàn thế giới. Vậy liệu mình có đang bị vô sinh không? Cùng đi tìm hiểu 7 cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không tại nhà dành cho cả nam và nữ nhé!
Vô sinh và vai trò của việc kiểm tra sớm
Vô sinh là tình trạng 2 vợ chồng quan hệ đều đặn trên 1 năm và không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng không có thai. Với các cặp vợ chồng có người vợ trên 35 tuổi, thời gian quan hệ vợ chồng trên 6 tháng nhưng chưa có em bé cũng là dấu hiệu của vô sinh hiếm muộn. Đây cũng là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không điển hình nhất.
Việt Nam ước tính có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh mỗi năm, tương đương tỷ lệ khoảng 7,7%. Trong đó, khoảng 50% là cặp vợ chồng dưới 30 tuổi. Vô sinh thứ phát (sau khi đã từng có thai) chiếm hơn 50% các trường hợp và có xu hướng gia tăng từ 15–20% mỗi năm. (1)

Việt Nam ước tính có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh mỗi năm
GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế và Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia, chia sẻ rằng:
“Tôi đã gặp nhiều trường hợp các cặp vợ chồng muốn sinh con thứ hai nhưng lại không thể thụ thai dù đã cố gắng trong thời gian dài. Khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện họ mắc phải vô sinh thứ phát. Đây là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ.”
Ông nhấn mạnh thêm, trong nhiều trường hợp, các quý ông thường cho rằng nguyên nhân nằm ở phụ nữ, nhưng thực tế, nam giới cũng chịu trách nhiệm không nhỏ. Một số người có tinh trùng khỏe mạnh và hình thái bình thường ở giai đoạn đầu, giúp họ dễ dàng có con đầu tiên. Tuy nhiên, do lối sống không lành mạnh, như thức khuya, uống rượu, hút thuốc lá, chất lượng tinh trùng của họ giảm sút nghiêm trọng theo thời gian. Những thói quen này ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, dẫn đến tình trạng khó thụ thai ở lần tiếp theo. (2)
Việc phát hiện và kiểm tra vô sinh sớm giúp bạn có thể tìm ra được nguyên nhân cốt lõi. Từ đó tăng khả năng điều trị thành công và giúp tiết kiệm thời gian chi phí cũng như giúp giảm áp lực tâm lý. Đừng để đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình, hãy quan sát những dấu hiệu nhỏ vì đó cũng có thể là “tiếng chuông cảnh báo” giúp bạn nhận biết vấn đề từ sớm.
7 cách kiểm tra mình có bị vô sinh không?
Những điều bất thường liên quan đến sức khỏe sinh sản có thể được phát hiện qua những biểu hiện nhỏ. Nếu như bạn đang nghi ngờ mình có khả năng bị hiếm muộn, thì hãy tham khảo các cách kiểm tra vô sinh tại nhà dưới đây:

1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt (cho nữ)
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể nữ giới đang hoạt động bình thường. Hãy ghi chép lại:
- Ghi lại độ dài chu kỳ: Chu kỳ trung bình thường kéo dài từ 28–35 ngày. Nếu chu kỳ quá ngắn, quá dài, hoặc thất thường, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn hormone hoặc vấn đề ở buồng trứng. Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đơn giản nhưng hiệu quả cao.
- Quan sát ngày rụng trứng: Lưu ý các dấu hiệu như tăng chất nhầy cổ tử cung, đau bụng nhẹ ở một bên (Mittelschmerz). Những bất thường ở rụng trứng có thể làm giảm khả năng thụ thai.
- Kiểm tra các triệu chứng lạ: Đau bụng kinh dữ dội, rong kinh, hoặc mất kinh có thể liên quan đến các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)..
2. Quan sát tinh dịch (cho nam)
Ở nam giới, chất lượng tinh dịch là một yếu tố quan trọng. Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách:
- Xem xét màu sắc: Tinh dịch bình thường có màu trắng đục. Nếu tinh dịch xuất hiện máu, màu vàng hoặc có mùi bất thường, đó có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn.
- Kiểm tra độ đặc: Tinh dịch quá loãng hoặc đặc có thể gợi ý bất thường về chất lượng tinh trùng, cần kiểm tra chuyên sâu.

3. Sử dụng bộ test sinh sản tại nhà
Hiện nay, có nhiều bộ test sinh sản dành riêng cho nam và nữ, giúp kiểm tra một số chỉ số cơ bản:
- Đối với nữ: Bộ test ngày rụng trứng để kiểm tra nồng độ hormone LH, cho biết thời điểm dễ thụ thai nhất.
- Đối với nam: Các bộ kit kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng cũng được bày bán phổ biến, giúp đánh giá khả năng sinh sản sơ bộ tại nhà.
4. Đánh giá sức khỏe sinh lý
Sức khỏe sinh lý có liên quan mật thiết đến khả năng sinh sản:
- Người chồng: Khó cương cứng, xuất tinh bất thường hoặc không xuất tinh có thể là dấu hiệu của rối loạn hormone testosterone hoặc các bệnh lý sinh dục.
- Người vợ: Khô âm đạo hoặc đau rát khi quan hệ có thể do suy giảm estrogen hoặc viêm nhiễm vùng sinh dục, làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
5. Theo dõi sức khỏe tổng quát
Sức khỏe tổng thể đóng vai trò lớn trong khả năng sinh sản. Các yếu tố cần lưu ý gồm:
- Cân nặng: Thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể ảnh hưởng đến hormone sinh dục.
- Chế độ ăn uống: Bổ sung đủ dưỡng chất như axit folic, kẽm, và vitamin D để cải thiện sức khỏe sinh sản.
- Hạn chế stress: Căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn hormone sinh sản ở cả nam và nữ.
6. Tự kiểm tra tiền sử bệnh lý
Cách nhận biết mình có bị vô sinh hay không cực kỳ hiệu quả chính là kiểm tra tiền sử bệnh lý của cả hai vợ chồng.
- Người chồng: Có tiền sử quai bị, viêm tinh hoàn, hoặc phẫu thuật vùng sinh dục có thể dẫn đến vô sinh.
- Người vợ: Các bệnh lý như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hoặc PCOS có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Cả hai: Tiền sử sử dụng thuốc điều trị ung thư hoặc các bệnh mãn tính cũng là yếu tố nguy cơ cao.
Bác sĩ CKI Trương Văn Phi, Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính, Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội cho biết:
“Quai bị là một trong những bệnh lý gây viêm teo các ống sinh tinh từ tinh hoàn. Tổn thương viêm teo các ống sinh tinh này tùy vào mức độ, có người đầu tiên sẽ gây đau tinh hoàn 2 bên. Có người chỉ đau 1 bên hoặc có người thì lại không bị đau bên nào cả. Tinh hoàn sau khi bị tổn thương gây teo tinh hoàn, dẫn đến vô tinh. Sau thăm khám và đánh giá mức độ nghiêm trọng, chúng tôi sẽ tiên lượng khả năng tìm thấy tinh trùng qua các phương pháp thủ thuật PESA, MESA, hoặc mổ MICRO-TESE và khả năng tìm thấy tinh trùng là rất cao.”
7. Đánh giá ham muốn tình dục
Sự suy giảm ham muốn tình dục thường là dấu hiệu của rối loạn nội tiết. Nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi hoặc mất năng lượng, bạn nên đi khám bác sĩ để đánh giá khả năng sinh sản.
Những cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không trên đây là bước đầu tiên giúp bạn nhận biết tình trạng sức khỏe sinh sản. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tổng hợp các cách nhận biết mình có bị vô sinh hay không ở nam và nữ
Dấu hiệu nhận biết vô sinh nam
- Xuất tinh ít hoặc không xuất tinh.
- Đau nhức, sưng tinh hoàn, hoặc cảm giác bất thường ở vùng bìu.
- Giảm ham muốn tình dục hoặc không đạt cực khoái.
Dấu hiệu nhận biết vô sinh nữ
- Rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ không đều, mất kinh.
- Đau vùng chậu kéo dài, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ.
- Tiền sử sảy thai nhiều lần.
Khi nào thì cần đi khám vô sinh hiếm muộn?
Việc đi khám vô sinh hiếm muộn sớm không chỉ giúp xác định chính xác nguyên nhân mà còn mang lại cơ hội điều trị sớm và tăng khả năng thụ thai cho các cặp đôi. Nếu như vợ chồng bạn gặp 1 hoặc nhiều vấn đề dưới đây, hãy cân nhắc đi khám hiếm muộn sớm:
1. Thời gian cố gắng thụ thai không thành công
- Dưới 35 tuổi: Nếu hai bạn đã cố gắng mang thai trong 12 tháng với tần suất quan hệ đều đặn (2–3 lần/tuần) mà không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn chưa có kết quả, đây là dấu hiệu cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa sinh sản.
- Trên 35 tuổi: Phụ nữ 35 tuổi tỷ lệ vô sinh tăng lên đáng kể, đặc biệt từ 40 tuổi trở đi, tỷ lệ này có thể lên tới 30-40%, do suy giảm chất lượng trứng và rối loạn chức năng buồng trứng (2). Vì vậy, nếu không có thai sau 6 tháng quan hệ không bảo vệ, bạn nên đi khám ngay.
2. Có tiền sử bệnh lý hoặc triệu chứng nghi ngờ
- Người chồng: Tiền sử mắc quai bị, viêm tinh hoàn, chấn thương vùng kín, hoặc có các dấu hiệu bất thường như xuất tinh đau, tinh dịch loãng, có lẫn máu.
- Người vợ: Tiền sử rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh dữ dội, mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phụ khoa mãn tính hoặc đã từng can thiệp ngoại khoa ở tử cung, buồng trứng.
3. Các yếu tố nguy cơ cao liên quan đến tuổi tác và lối sống
- Tuổi tác: Khả năng sinh sản giảm dần ở cả hai giới khi bước qua tuổi 30, đặc biệt là nữ giới sau 35 tuổi do số lượng và chất lượng trứng giảm.
- Lối sống không lành mạnh: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, hoặc bị căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản.
4. Có dấu hiệu bất thường về chức năng sinh sản
- Người chồng: Suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, hoặc đau khi xuất tinh có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết hoặc tổn thương cơ quan sinh dục.
- Người vợ: Rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, hoặc không rụng trứng là những dấu hiệu cảnh báo vấn đề ở cơ quan sinh sản.
5. Tiền sử sảy thai hoặc thai ngoài tử cung
Phụ nữ từng sảy thai nhiều lần hoặc bị thai ngoài tử cung cũng nên khám để xác định nguyên nhân. Những vấn đề này có thể liên quan đến bất thường cấu trúc tử cung, buồng trứng hoặc tình trạng nhiễm trùng vùng chậu.
Việc thăm khám càng sớm, khả năng điều trị thành công càng cao. Các phương pháp hiện đại như xét nghiệm nội tiết, siêu âm chuyên sâu, kiểm tra chất lượng tinh dịch sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân và xây dựng lộ trình điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính, Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội, là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp các dịch vụ khám và điều trị hiếm muộn chất lượng cao. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng các phương pháp điều trị hiện đại, trung tâm chuyên cung cấp các giải pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc có con.

Bệnh viện có đầy đủ các gói dịch vụ khám vô sinh hiếm muộn, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây vô sinh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp, áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến như thụ tinh nhân tạo (IVF), bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) với tỷ lệ thành công lên đến 86% – con số cao TOP đầu miền Bắc.
Câu hỏi thường gặp
Cách kiểm tra vô sinh ở nam giới là gì?
Nam giới có thể kiểm tra bằng cách: Quan sát tinh dịch tại nhà, thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ tại cơ sở y tế để đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng.
Cách kiểm tra vô sinh nữ tại nhà như thế nào?
Nữ giới có thể tự kiểm tra bằng cách: Ghi lại chu kỳ kinh nguyệt để phát hiện dấu hiệu rối loạn, sử dụng que thử rụng trứng để kiểm tra khả năng rụng trứng, theo dõi sức khỏe sinh lý và các bất thường liên quan đến kinh nguyệt.
Khi nào cần đi khám vô sinh hiếm muộn?
Bạn nên đến bệnh viện nếu đã cố gắng thụ thai trong vòng 1 năm mà không thành công, đặc biệt nếu trên 35 tuổi, hoặc có các dấu hiệu như chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh dữ dội, hoặc các vấn đề về sức khỏe tình dục.
Có thể chữa vô sinh hoàn toàn không?
Tùy vào nguyên nhân gây vô sinh, một số trường hợp có thể điều trị thành công bằng thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IVF. Tuy nhiên, một số trường hợp vô sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Khả năng sinh sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần được chú ý đặc biệt. Việc áp dụng các cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không tại nhà giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để biết được chính xác tình trạng và có giải pháp điều trị phù hợp. Liên hệ hotline 0981500770 để được tư vấn kỹ hơn về việc khám và điều trị hiếm muộn.
NGUỒN THAM KHẢO
- “Báo động gia tăng vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam”, https://vtv.vn/xa-hoi/bao-dong-gia-tang-vo-sinh-hiem-muon-tai-viet-nam-20230415103402946.htm, (7/12/2024)
- “Chuyên gia khuyến cáo cần chủ động tầm soát vô sinh, hiếm muộn”, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/chuyen-gia-khuyen-cao-can-chu-ong-tam-soat-vo-sinh-hiem-muon (7/12/2024)