Các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn
Các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn
Thế nào là vô sinh, hiếm muộn? Các phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn đang được áp dụng ở Việt Nam là gì?
Vô sinh hiếm muộn được hiểu là tình trạng cặp vợ chồng duy trì sinh hoạt thường xuyên, không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nhưng trong suốt 1 năm vẫn không có thai.
Tình trạng này còn được đánh giá với phụ nữ trên 35 tuổi, vợ chồng quan hệ thường xuyên trong 6 tháng mà không có thai như mong muốn.
Có 2 dạng vô sinh là:
- Vô sinh hiếm muộn nguyên phát: là tình trạng vợ chồng thường xuyên quan hệ nhưng không thể có thai.
- Vô sinh hiếm muộn thứ phát: là tình trạng cặp vợ chồng đã từng có con ít nhất một lần hoặc đã từng có quá trình mang thai, nhưng sau đó không thể có thai thêm lần nữa.
Nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn
Vô sinh, hiếm muộn có thể do vợ hoặc chồng hoặc từ cả 2 phía.
Các nguyên nhân được xác định từ người chồng là
– Bất thường chất lượng và số lượng tinh trùng
– Thiếu hụt nội tiết do suy tuyến sinh dục
– Xuất tinh sớm
– Xuất tinh ngược dòng
– Nghiện thuốc lá hay rượu bia
Nguyên nhân thường gặp do vợ:
+ Tổn thương vòi trứng
+ Nhiễm trùng vùng chậu
+ Dinh dưỡng kém
+ Tuổi lớn
+ Rối loạn rụng trứng hay không rụng trứng
+ Lạc nội mạc tử cung
+ Khối u buồng trứng
Ảnh: Không phải ai cũng dễ dàng có cơ hội làm mẹ.
Các phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong việc điều trị vô sinh, hiếm muộn như: phẫu thuật, kích thích rụng trứng, thụ tinh nhân tạo,…
- Điều trị nội khoa: vô sinh hiếm muộn có thể chữa trị bằng cách dùng thuốc, đây là cách chữa bệnh đơn giản nhất và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh những căng thẳng áp lực trong công việc.
- Điều trị ngoại khoa: sau khi thăm khám nếu chẩn đoán vô sinh hiếm muộn do các bệnh lý như tắc ống dẫn tinh, teo tinh hoàn, tắc ống dẫn trứng…thì cần có sự can thiệp của phương pháp phẫu thuật nhằm giúp người bệnh cải thiện chức năng sinh lý.
- Thụ tinh nhân tạo: Đây là thủ thuật dùng ống thông nhỏ, đưa một lượng tinh trùng của người chồng đã được chọn lọc vào trực tiếp buồng tử cung.
Phương pháp này giúp cho nhiều tinh trùng đến được vòi trứng nhằm tăng khả năng thụ thai. Điều kiện để bơm được tinh trùng là người vợ phải có một trong hai vòi trứng được thông tốt.
Ảnh: Có nhiều phương pháp chữa trị vô sinh.
Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp điều trị vô sinh, bao gồm: Người chồng có tinh trùng yếu, tính di động kém. Người vợ có bất thường ở cổ tử cung khiến tinh trùng không vào tử cung được. Dính nhẹ vùng chậu. Vô sinh, hiếm muộn không rõ nguyên do.
- Thụ tinh trong ống nghiệm: được thực hiện khi tinh dịch đồ kém, nam giới bị tắc ống dẫn tinh… Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho người vợ uống thuốc kích trứng để trứng chín rồi tách lấy trứng đó cho thụ tinh với tinh trùng ở trong ống nghiệm. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ (gọi là chuyển phôi). Trong mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai để tăng khả năng thụ thai thành công và kiểm soát số lượng thai nhi phát triển.
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng khi người vợ hoặc chồng bị các khuyết tật về cơ quan sinh sản hay có polyp, khối u trong người như: u xơ tử cung, giãn tĩnh mạch, nối ống dẫn tinh, ống dẫn trứng,….
- Nuôi trứng trưởng thành trong ống nghiệm (IVM)
Đây là phương pháp hay được dùng cho những phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng. Đầu tiên, người vợ sẽ được lấy trứng từ các nang nhỏ, sau đó nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt cho tới khi chín (mà không phải uống thuốc kích trứng). Các bước tiếp theo được thực hiện tương tự phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tỷ lệ thành công của phương pháp này vào khoảng 30 – 35%.
Như vậy, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các cặp vợ chồng gặp tình trạng vô sinh, hiếm muộn sẽ có phương pháp điều trị tương ứng với nguyên nhân gây bệnh.
Nếu bạn rơi vào trường hợp mong muốn có thai nhưng sinh hoạt điều độ không cho kết quả, hãy nhanh chóng tới các bệnh viện uy tín để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Từ đó sớm đưa ra biện pháp điều trị để có kết quả.