Hiện nay, có rất nhiều kĩ thuật siêu âm thai khác nhau được bác sĩ chỉ định như siêu âm 2D, siêu âm màu 3D, 4D… Vậy chúng là gì, được sử dụng khi nào, khác biệt ra sao? Dưới đây là một vài thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo.
1. Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh thai nhi, tử cung và các cơ quan khác trong cơ thể người mẹ. Đây là những hình ảnh thật, giúp bác sĩ thu thập thông tin để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
Thông thường, mẹ bầu sẽ cần siêu âm tối thiểu 3 lần trong toàn bộ thai kì. Siêu âm thai là kĩ thuật tương đối an toàn, không gây hại cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tuy vậy bạn cũng không nên tự ý siêu âm quá nhiều lần mà chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ thôi nhé!
2. Siêu âm 2D
Siêu âm 2D là kĩ thuật lâu đời và cơ bản nhất, được thực hiện nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán có thai hay không, kiểm tra vị trí thai, phát hiện những bất thường của thai nhi… Thông thường, siêu âm 2D được thực hiện từ khi người mẹ bắt đầu mang thai cho tới khoảng tuần thứ 18 – 20 của thai kì.
Siêu âm 2D cho hình ảnh chỉ gồm 2 màu đen và trắng. Bên cạnh đó, siêu âm thai 2D còn giúp phát hiện những bất thường về tử cung, buồng trứng, đánh giá khoảng sáng sau gáy, tình trạng nước ối và các chỉ số khác của thai nhi… Kĩ thuật này chỉ dùng chùm tia chiếu rất thấp độ an toàn cao nhưng vẫn cung cấp được những thông tin đầy đủ.
3. Siêu âm 3D
Siêu âm 3D là phiên bản nâng cấp của siêu âm 2D, cho hình ảnh màu, chân thực và rõ nét hơn, giúp bạn dễ dàng quan sát hình thái, gương mặt, tay chân, cơ thể của thai nhi qua nhiều góc độ.
Bên cạnh đó, siêu âm 3D cũng là công cụ hữu ích, giúp bác sĩ xác định giới tính thai nhi chính xác hơn, phát hiện dị dạng, bất thường bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, ngắn chi, chẻ vòm, hội chứng Down, rối loạn nhiễm sắc thể…
4. Siêu âm 4D
Siêu âm 4D là hình thức siêu âm mới, cho hình ảnh động ba chiều của cấu trúc thai nhi bên trong cơ thể. Thông qua siêu âm, cha mẹ có thể nhìn thấy những cử động của con yêu và lưu lại làm kỷ niệm.
Siêu âm 4D được áp dụng từ quý 2 và quý 3 trở đi của thai kì, giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển hình thái của thai, đánh giá cân nặng, sự thuận lợi và tiên lượng cuộc đẻ.
5. Những điều cần lưu ý khi siêu âm thai
Siêu âm là xét nghiệm đơn giản, an toàn và dễ thực hiện, nhưng để quá trình thực hiện diễn ra một cách thuận lợi, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:
– Nên hỏi bác sĩ trước khi siêu âm có cần phải nhịn tiểu không vì trong một số trường hợp, nhịn tiểu giúp bàng quang bị đầy lên và nâng tử cung cao hơn, làm cho hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.
– Mặc dù siêu âm giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi nhưng không có nghĩa là chính xác 100%. Nên có nhiều trường hợp bác sĩ có thể chẩn đoán sai hoặc khi đẻ ra mới phát hiện dị tật.
– Bạn nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát khi đi siêu âm. Ngoài ra, cần tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích để kết quả siêu âm không bị ảnh hưởng.
– Nếu bạn từng bị sảy thai, chảy máu hoặc điều trị vô sinh, hãy trao đổi những thông tin này với bác sĩ để có hướng thực hiện siêu âm phù hợp.
– Khi đi siêu âm, bạn có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm như máu, nước tiểu… để kiểm tra đường huyết, tình trạng viêm nhiễm và theo dõi tình trạng thai nhi.
– Trên hết, độ chính xác của siêu âm thai phụ thuộc rất lớn vào trình độ của bác sĩ và trang thiết bị, máy móc thực hiện. Do đó, bạn nên tham khảo và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để mang lại kết quả tốt nhất.
Khám và siêu âm thai cùng chuyên gia đầu ngành từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại: