Trong nhóm ung thư đường ruột, ung thư ruột non là một loại ung thư khá hiếm gặp. Tuy nhiên các tế bào trong ruột non thay đổi, phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ có thể hình thành các khối u. Chính vì thế việc tầm soát ung thư ruột non sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Nguyên nhân bệnh Ung thư ruột non
Theo như một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: một số yếu tố nguyên nhân khiến nguy cơ mắc ung thư ruột non.
– Bệnh Crohn: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ruột non chính là bệnh crohn. Vì đây là bệnh lý viêm mạn tính của đường tiêu hóa. Nên nguy cơ mắc bệnh lý về ruột non và đại trực tràng cũng cao hơn.
– Bệnh Celiac: Đây là loại bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phản ứng lại với protein Gluten. Bệnh celiac sẽ dẫn đến việc các biểu mô của ruột non bị phá vỡ, và viêm dẫn đến nguy cơ ung thư ruột non.
– Yếu tố di truyền: Hội chứng đa polyp tuyến (FAP), sẽ làm xuất hiện polyp tăng đột biến ở đường tiêu hóa. Người bệnh FAP có nguy cơ ung thư đường tiêu hóa nói chung cao hơn so với những người không mắc bệnh.
– Độ tuổi trên 60 có nguy cơ mắc
– Giới tính: Nam giới dễ mắc ung thư ruột non hơn nữ giới
– Những người có thói quen dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
– Thường xuyên phải tiếp xúc các loại hóa chất độc hại
Những triệu chứng cần tầm soát ung thư ruột non, nếu thấy
Ung thư ruột non ở giai đoạn đầu cũng giống với một số loại ung thư khác. Rất khó để có thể nhận biết vì những dấu hiệu bệnh không rõ ràng. Những dấu hiệu đó thường rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý tiêu hóa thông thường khác. Tuy nhiên nếu thấy những triệu chứng sau đây thì hãy thực hiện tầm soát ung thư ruột non.
– Xuất hiện máu tươi trong phân
– Hiện tượng tiêu chảy ngày 3 lần
– Xuất hiện khối u ở bụng
– Đau bụng âm ỉ, đau dữ dội
– Sụt cân không rõ nguyên nhân
Ung thư ruột non được chia làm 4 giai đoạn dựa vào đặc điểm khối u, di căn hạch và di căn xa:
– Giai đoạn 1: Ung thư xuất hiện và phát triển ở các lớp ruột non, chưa xâm lấn sang hạch bạch huyết và các mô xung quanh.
– Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, ung thư đã phát triển xâm lấn qua thành ruột, xâm lấn sang các mô xung quanh, tuy nhiên chưa di căn hạch.
– Giai đoạn 3A: Ở giai đoạn này, ung thư đã di căn 1 đến 3 hạch vùng, tuy nhiên không di căn đi xa và có thể không vượt quá lớp cơ thành ruột.
– Giai đoạn 3B: Ở giai đoạn này các khối u ung thư đã di căn 4 vùng hạch, nhưng không vượt quá lớp cơ thành ruột.
– Giai đoạn 4 ( giai đoạn cuối): Lúc này khối u đã di căn sang những cơ quan khác.
Tầm quan trọng của việc thực hiện tầm soát ung thư ruột non
Ruột non là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Ruột non là phần kết nối giữa dạ dày và ruột già. Những bệnh lý về đường ruột đang ngày càng có xu hướng tăng do thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Những triệu chứng của ung thư ruột non rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý tiêu hóa khác. Chỉ khi người bệnh có những dấu hiệu biến chứng nặng mới đi thực hiện tầm soát ung thư ruột non.
Xem thêm: Vì sao cần thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa?
Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư ruột non
- Nhóm độ tuổi 60 trở lên, ở độ tuổi này hệ đường ruột trở nên yếu, nguy cơ mắc ung thư ruột non cao
- Nam giới là nhóm đối tượng được cho rằng có nguy cơ mắc ung thư ruột non cao hơn phụ nữ
- Yếu tố di truyền như hội chứng đa polyp
- Những người thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá
- Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhiều dầu mỡ
- Những người thường xuyên tiếp xúc với rượu bia
Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Ung thư ruột non
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Có lối sống ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hoa quả
- Tầm soát sức khỏe định kỳ với những bệnh nhân từng mắc bệnh FAP, bệnh Celiac, bệnh Crohn
Các phương pháp chẩn đoán bệnh trong tầm soát ung thư ruột non
Một số xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán ung thư ruột non:
- Thực hiện xét nghiệm máu: các chỉ số về huyết sắc tố và số lượng hồng cầu giảm nếu như bệnh nhân có hiện tượng chảy máu
- Xét nghiệm chức năng gan thận: giúp xác định xem khối u, tế bào ung thư đã ảnh hưởng sang những bộ phận khác hay chưa
- X – quang ổ bụng
- Sinh thiết: sinh thiết làm giải phẫu bệnh tổn thương là tiêu chuẩn chính trong chẩn đoán ung thư ruột non.
Tầm soát ung thư miệng ở đâu uy tín, cho kết quả chính xác?
Bất kỳ một loại bệnh ung thư nào cũng đều cần được khám và chữa trị kịp thời để tránh nó phát triển, lan rộng ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của người bệnh. Chính vì vậy địa chỉ tầm soát ung thư ruột non ở đâu uy tín để bạn tin tưởng lựa chọn là điều rất quan trọng. Vì sẽ giúp bạn tìm ra được chính xác bệnh để biết chữa trị đúng cách.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những cơ sở y tế được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để đến thăm khám, chữa bệnh.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành y tế, phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Hàng năm có hơn một triệu lượt khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để thăm khám và chữa bệnh.
Có hơn 95% khách hàng khi đến Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đều rất hài lòng vì các dịch vụ của bệnh viện như:
– Đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành ung bướu có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm trong nghề lâu năm
– Đội ngũ nhân viên, tư vấn tận tâm luôn phục vụ hết mình
– Luôn đầu tư vào hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh
– Các thủ tục cho thăm khám dễ dàng và đơn giản
– Quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng và chính xác
– Gói khám tầm soát ung thư tuyến giáp được xây dựng khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng.
– Khi phát hiện ung thư, người bệnh được tư vấn với phác đồ điều trị hiệu quả cho sức khoẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế.
– Bệnh viện khang trang, sạch sẽ.
– Khám các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7.
– Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
– Đăng ký khám theo đoàn, cơ quan, trả kết quả trong thời gian sớm nhất.
Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội – Khám với chuyên gia – Tận tâm như người nhà
Địa chỉ: số 29 Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 1900 2345 29