Triệu chứng sỏi thận rơi xuống niệu quản

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Triệu chứng sỏi thận rơi xuống niệu quản

Sỏi thận rơi xuống niệu quản là một trong các bệnh lý nguy hiểm. Các cơn đau quặn thận và suy giảm chức năng thận cũng xuất phát từ đây. Người bệnh cần có các biện pháp can thiệp sớm nhất ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. 

Sỏi thận rơi xuống niệu quản được hiểu là gì?

Sỏi thận rơi xuống niệu quản là tình trạng một hay nhiều viên sỏi có kích thước đa dạng từ thận theo dòng chảy của nước tiểu di chuyển xuống niệu quản. Quá trình này khiến sỏi niệu quản hình thành. Đây cũng chính là vị trí nguy hiểm và dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Sỏi xuất hiện trong niệu quản dễ gây ứ nước toàn phần và suy thận cấp tính vô cùng nguy hiểm. 

Sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản theo nước tiểu 
Sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản theo nước tiểu

Triệu chứng sỏi từ thận rơi xuống niệu quản

Người bệnh có thể nhận biết hiện tượng sỏi từ thận rơi xuống niệu quản thông qua các dấu hiệu trên cơ thể. Các triệu chứng sỏi thận rơi xuống niệu quản bệnh nhân có thể cảm nhận được rõ nét và quan sát được hoàn toàn bằng mắt thường. Cụ thể là:

Cơn đau trên cơ thể

– Cơn đau quặn thận: Người bệnh thấy cơn đau quặn thận do sỏi thận ở vùng thắt lưng, lan xuống bụng dưới và 2 bàn chân. Các cơn đau có thể ở mức độ từ nhẹ tới nặng khiến cho việc di chuyển của người bệnh gặp nhiều khó khăn. 

– Đau âm ỉ: Khi sỏi mắc kẹt tại niệu quản, người bệnh sẽ nhận thấy những cơn đau âm ỉ tại vùng thắt lưng, sỏi di chuyển đến đâu thì sẽ gây đau tại đó. Khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu. 

Đau vùng lưng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của sỏi niệu quản 
Đau vùng lưng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của sỏi niệu quản

Rối loạn tiểu tiện

– Tiểu buốt, tiểu khó: Người bệnh đi tiểu khó khăn hơn trước. Nước tiểu bị tắc nghẽn gây nên cảm giác đau buốt. Mỗi lần tiểu, lượng nước tiểu rất ít, thậm chí là bí tiểu. 

– Tiểu ra máu: Trong quá trình di chuyển từ thận xuống niệu quản, các cạnh sắc của sỏi gây xước niêm mạc niệu quản và chảy máu. Vì thế, người bệnh sẽ thấy có máu bên trong nước tiểu. 

– Nước tiểu có mùi hôi: Vi khuẩn xâm nhập tại các vết xước do sỏi gây ra khiến đường niệu bị viêm nhiễm. Điều này khiến cho nước tiểu có mùi hôi rõ rệt, xuất hiện váng trên mặt nước tiểu. 

Biểu hiện toàn thân

– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt cao, buồn nôn, sụt cân thấy rõ. 

>>> Xem thêm: Sỏi niệu quản 1/3 giữa là gì? Nguyên nhân hình thành sỏi

Sỏi thận rơi xuống niệu quản có nguy hiểm không?

Niệu quản có cấu tạo là một đường ống dài khoảng với đường kính trung bình khoảng 5mm. Do kích thước hẹp, nhỏ mà khi có sự xuất hiện của sỏi sẽ khiến ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của đường niệu. 

Thận bị ứ nước

Sỏi bị kẹt tại đường niệu sẽ chặn dòng chảy của nước tiểu. Do vậy, nước tiểu sẽ không thể chảy được xuống bàng quang như bình thường. Lúc này, nước tiểu sẽ chảy nước tiểu sẽ chảy ngược lại thận gây ứ nước tại thận. 

Thận ứ nước là biến chứng thường gặp của sỏi niệu quản 
Thận ứ nước là biến chứng thường gặp của sỏi niệu quản

Viêm đường tiết niệu

Những tổn thương do quá trình cọ xát của sỏi tại niệu quản sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu. Nhiễm trùng kết hợp với sỏi sẽ gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe người bệnh.

Suy thận cấp – mạn tính

Trường hợp sỏi to, gây tắc nghẽn hoàn toàn đường niệu khiến cho nước tiểu quay ngược lại thận. Vi khuẩn từ đó xâm nhập dẫn tới suy thận. Lúc này việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

Điều trị sỏi từ thận rơi xuống niệu quản an toàn

Khi xác định chính xác vị trí của sỏi tại đường niệu, căn cứ vào kích thước của sỏi mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sỏi niệu quản và cách điều trị phù hợp. Đối với những viên sỏi nhỏ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để hỗ trợ làm tan sỏi và tống sỏi ra bên ngoài. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sỏi lớn người bệnh cần được điều trị bằng các phương pháp tán sỏi hiệu quả cao và đặc biệt an toàn. 

Phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản

Kỹ thuật tán sỏi qua nội soi niệu quản áp dụng khi người bệnh mắc sỏi ⅓ trên, hoặc ⅓ giữa. Thông qua ống nội soi di chuyển từ niệu đạo, qua bàng quang tới niệu quản nơi tồn tại sỏi. Khí nén và tia laser sẽ tác động và tán sỏi thành các mảnh vụn nhỏ. Cuối cùng các bác sĩ sẽ thực hiện bơm hút toàn bộ sỏi ra ngoài.

TS.BS Lê Sĩ Trung điều trị sỏi niệu quản cho người bệnh 
TS.BS Lê Sĩ Trung điều trị sỏi niệu quản cho người bệnh

Thực hiện tán sỏi qua nội soi niệu quản ở đâu?

Nếu người bệnh băn khoăn không biết khám thận tiết niệu ở đâu tốt? thì lời khuyên hữu ích nhất có lẽ phải kể đến Bệnh viện Đa khoa Hà Nội. Tại đây, kỹ thuật điều trị đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thực hiện tán sỏi là đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Cơ sở vật chất không ngừng được nâng cao đảm bảo chất lượng tối ưu trong quá trình điều trị. 

Điều trị sỏi thận rơi xuống niệu quản bên cạnh áp dụng kỹ thuật điều trị đúng cách người bệnh cũng nên áp dụng chế độ cân bằng dinh dưỡng và chế độ luyện tập hợp lý. Nếu còn băn khoăn gì về tình trạng này hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900 2345 29 hoặc tới 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được tư vấn kịp thời. 

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. JUN88 Mb66                                                                                                                              Terms and Conditions |Privacy Policy go88 Jun88
banner
Top

Call Now