Sỏi niệu quản đoạn lưng là gì? Cách chữa sỏi niệu quản ra sao?

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Sỏi niệu quản đoạn lưng là gì? Cách chữa sỏi niệu quản ra sao?

Sỏi niệu quản hiện đang là căn bệnh tiết niệu khá phổ biến. Nhiều người cũng lo ngại bởi căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy sỏi niệu quản đoạn lưng có nguy hiểm không? Hay sỏi niệu quản và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này.

Tìm hiểu về sỏi niệu quản đoạn lưng?

Sỏi niệu quản tức là sỏi nằm trong niệu quản và làm cản trở nước tiểu từ thận tới bàng quang. Sỏi niệu quản có thể gây tắc nghẽn làm thận bị ứ đọng nước tiểu rồi gây ra nhiều biến chứng.

Sỏi niệu quản gây đau đớn vùng thắt lưng người bệnh

Niệu quản chính là ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang với chiều dài khoảng 25cm, đường kính lòng niệu quản từ 2-4mm. Càng xuống thấp niệu quản càng có đường kính nhỏ hơn.

Sỏi có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào của niệu quản nhưng phổ biến nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý:

  • Đoạn nối thận với niệu quản
  • Đoạn nối niệu quản với bàng quang
  • Đoạn niệu quản nằm trước động mạch chậu

Khi di chuyển từ thận xuống niệu quản, sỏi niệu quản làm cản trở dòng nước tiểu khiến cho thận, bể thận bị căng dãn. Gây ra các cơn đau dữ dội được gọi là cơn đau quặn thận hoặc cơn đau bão thận.

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản là gì?

Có đến 80% sỏi niệu quản hay sỏi niệu quản đoạn lưng là do sỏi thận rơi xuống. Một vài loại sỏi sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản càng làm tăng yếu tố nguy cơ gây ứ đọng nước tiểu. Vì thế gây lắng đọng tinh thể kết tinh thành sỏi. Các dị dạng niệu quản thường gặp là: niệu quản tách đôi, niệu quản phình to, niệu quản sau tĩnh mạch chủ,….

Một số nguyên nhân làm tăng khả năng mắc sỏi niệu quản như: pH nước tiểu thấp, uống ít nước, một vào sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn chứa trong nước tiểu hay các yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới quá trình hình thành sỏi.

>>> Đọc thêm: Sỏi niệu quản trái là gì? Địa chỉ khám sỏi tốt nhất hiện nay?

Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp nào an toàn, hiệu quả?

Với bệnh sỏi niệu quản hay sỏi niệu quản đoạn lưng hiện nay có thể điều trị theo các hướng như sau:

Điều trị nội khoa

Các trường hợp sỏi nhỏ, không biến chứng có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ đưa sỏi ra theo đường tự nhiên.

Điều trị ngoại khoa

Những trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hay không thể điều trị nội khoa các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa, tránh trường hợp để lâu kéo dài dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay sỏi niệu quản và cách điều trị phổ biến có thể kể tới các phương pháp sau đây:

Tán sỏi qua da

Bác sĩ dùng đầu tán qua lỗ mở nhỏ trên da, đi qua thận sau đó xuống niệu quản để tán sỏi. Qua đường hầm này bác sĩ đặt ống thông thận để kiểm tra sau mổ. Ống thông này thường được rút ra sau khoảng từ 24-48 giờ.

Tán sỏi ngược dòng

Với phương pháp này bác sĩ dùng máy soi có kèm đầu tán theo niệu đạo vào tới bàng quang rồi lên niệu quản để tiếp cận viên sỏi trực tiếp. Sau đó dùng năng lượng laser hay khí nén phá vỡ viên sỏi và bơm rửa, gắp lấy vụn sỏi ra ngoài. Phương pháp này là tối ưu nhất nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật cao của bác sĩ.

Tán sỏi ngược dòng-Kỹ thuật tán sỏi hiện đại, an toàn

Tán sỏi ngược dòng qua ống soi mềm là kỹ thuật ít xâm lấn, an toàn trong chữa sỏi niệu quản. Kỹ thuật này có thể bảo tồn tối đa chức năng thận, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi. Bệnh nhân có thể ra viện sau khoảng từ 1-2 ngày. Điều trị bằng phương pháp này bệnh nhân không có vết mổ, các thao tác đều được bác sĩ thực hiện qua đường tự nhiên.

Như đã nói ở trên sỏi niệu quản càng để lâu không điều trị càng dễ gây ra biến chứng. Việc điều trị vì thế càng trở nên khó khăn hơn bởi bác sĩ vừa phải lấy sỏi vừa phải điều trị các biến chứng.

Chính điều này cũng là trở ngại khi áp dụng các biện pháp can thiệp tiên tiến, hiện đại. Với nhiều trường hợp bệnh nhân phải chấp nhận phẫu thuật mở sẽ bị xâm lấn nhiều hơn và khả năng hồi phục chậm hơn.

>>> Đọc thêm: Bệnh sỏi niệu quản có cần mổ không? Nên điều trị tại bệnh viện nào?

Ngăn ngừa sỏi niệu quản đoạn lưng bằng cách nào?

Nếu không có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ khả năng bệnh nhân bị tái phát bệnh sỏi niệu quản là rất lớn.

Cụ thể như sau:

  •  Không ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều canxi hay các chất có thể dễ tạo sỏi
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu
  • Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày
Nên uống nhiều nước để đào thải các chất cặn bã

Ngoài ra khi thấy có các dấu hiệu như tiểu rắt, tiểu buốt bệnh nhân nên đi khám sớm để xem đang mắc bệnh lý tiết niệu nào. Đặc biệt nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh đồng thời được chẩn đoán, điều trị kịp thời kịp thời nếu như bị sỏi niệu quản để tránh bị biến chứng.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hiện nay để điều trị sỏi niệu quản an toàn, hiệu quả, bệnh viện đang áp dụng các phương pháp tán sỏi kể trên. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn có thể đảm bảo chất lượng khám và điều trị cho mỗi ca bệnh.

Mong rằng với những thông tin chúng tôi mới chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về sỏi niệu quản đoạn lưng và cách chữa sỏi niệu quản. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ qua tổng đài trực tuyến của bệnh viện 1900 234529 để được tư vấn, giải đáp cụ thể.

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. JUN88 Mb66                                                                                                                              Terms and Conditions |Privacy Policy go88 Jun88
banner
Top

Call Now