Sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm là hiện tượng bệnh lý thường gặp ở những người mắc sỏi thận, sỏi niệu quản. Tuy nhiên việc phát hiện các triệu chứng hay cách điều trị, đặc biệt sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm có nguy hiểm không được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây chúng tôi giải đáp về vấn đề này để các bạn tiện tham khảo.
Hiểu thế nào về sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm?
Niệu quản có chiều dài khoảng 25cm là ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Càng xuống phía dưới đường kính niệu quản càng nhỏ đi thường từ 2-4mm.
Sỏi niệu quản là do sỏi di chuyển từ thận tới bàng quang rồi mắc kẹt nằm trong ống niệu quản, làm cản trở nước tiểu từ thận tới bàng quang. Sỏi niệu quản có thể gây nên nhiều biến chứng vì nó gây tắc nghẽn đường tiểu, thận bị ứ nước tiểu.
Niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý, đây là điểm hạn chế làm cản trở sỏi di chuyển xuống dưới và cũng là những vị trí có nhiều sỏi nhất:
- Nơi niệu quản nằm trước động mạch chậu còn được gọi là sỏi niệu quản 1/3 dưới
- Nơi nối niệu quản với bàng quang còn được gọi là sỏi niệu quản 1/3 giữa
- Nơi nối thận với niệu quản được gọi là sỏi niệu quản 1/3 trên
Sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm là viên sỏi nằm ở vị trí niệu quản trước động mạch chậu với kích thước 6mm. Ở kích thước này người bệnh đã có thể nhận thấy những triệu chứng sỏi niệu quản 1/3 dưới gây ra.
>>> Đọc thêm: Mổ sỏi niệu quản có nguy hiểm không? nên mổ ở đâu?
Triệu chứng sỏi niệu quản 1/3 dưới
Có thể kể tới một số các triệu chứng của sỏi niệu quản đó là:
Đau hông, đau lưng
Các cơn đau từ thắt lưng kéo dài tới bụng dưới và cả cơ quan sinh dục là các dấu hiệu đầu tiên bệnh nhân thấy được. Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng của cơn đau quặn thận. Các cơn đau này có thể xuất hiện từng cơn hay kéo dài nhiều giờ.
Do nước tiểu ứ đọng tại thận một thời gian dài gây suy giảm chứng năng thận và tổn thương tế bào thận.
Tiểu buốt, tiểu khó
Bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đi tiểu vì sỏi cản trở dòng nước tiểu tới bàng quang
Nước tiểu bất thường
Nước tiểu đục, có mủ, có máu, tiểu ra sỏi. Viên sỏi tiếp xúc với niêm mạc niệu quản có thể gây tổn thương và chảy máu làm nước tiểu chuyển màu đỏ, hồng. Trường hợp sỏi làm nhiễm trùng đường tiết niệu nước tiểu cũng sẽ bị đục, có mùi hôi, có váng.
Sốt cao
Sỏi gây ra các tổn thương lớn rồi dẫn tới nhiễm trùng niêm mạc niệu quản, thận bị nhiễm trùng khiến cho người bệnh sốt cao, có cảm giác ớn lạnh.
Buồn nôn
Sỏi với kích thước lớn làm chèn ép các dây thần kinh liên kết tới hệ tiêu hóa và gây ra các dấu hiệu như khó tiêu, buồn nôn.
>>> Đọc thêm: Bị sỏi niệu quản nên ăn gì? Kiêng gì để ngăn bệnh tái phát?
Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện, khám và điều trị kịp thời sỏi niệu quản có thể gây nên một số biến chứng như:
Suy thận cấp
Sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản có thể gây vô niệu.
Suy thận mãn
Các tế bào thận bị tổn thương không phục hồi được khi viêm đường tiết niệu xảy ra trong thời gian dài.
Viêm nhiễm đường tiết niệu
Viên sỏi di chuyển có thể làm tổn thương niêm mạc niệu quản, tạo điều kiện để các loại vi khuẩn phát triển.
Giãn đài bể thận
Biến chứng này có thể gây ứ nước tại thận vì sỏi chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống đến bàng quang để đào thải ra ngoài, ảnh hưởng tới chức năng thận.
Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới như thế nào?
Căn cứ vào mỗi loại sỏi, vị trí sỏi, kích thước sỏi, những biến chứng đi kèm hoặc sức khỏe bệnh nhân mà phác đồ điều trị và phương pháp chữa do bác sĩ chỉ định cũng không giống nhau.
Các trường hợp sỏi xuống thấp và chưa có biến chứng có thể điều trị khi sỏi nhỏ hơn 5mm. Dùng thuốc giãn cơ trơn, chống viêm, giảm đau, thuốc kháng sinh.
Với trường hợp sỏi lớn, không di chuyển và đã có biến chứng khác có thể điều trị bằng phương pháp: nội soi niệu quản, tán sỏi qua da,… Đây đều là các phương pháp chữa trị mới, ít xâm lấn, an toàn. Thế nhưng nhiều trường hợp bác sĩ cần phẫu thuật mổ lấy sỏi vì sỏi lớn có thể làm giãn đài bể thận, niệu quản.
Tán sỏi niệu quản 1/3 dưới là một trong những cách điều trị an toàn, hiệu quả với các bệnh nhân mắc sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm. Càng để lâu bệnh càng tiến triển và gây ra các biến chứng nặng nề do đó bệnh nhân cần khám và điều trị kịp thời.
Ưu điểm của tán sỏi nội soi ngược dòng
Kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng này có thể đánh tan viên sỏi mà không cần phẫu thuật mở. Các bác sĩ sử dụng ống mềm chuyên dụng để xác định vị trí rồi dùng laser bắn vỡ sỏi và lấy rọ gắp hết sỏi ra. Từ đó có thể loại sạch sỏi, giúp đường tiểu thông thoáng trở lại, loại bỏ các cơn đau quặn do sỏi thận gây ra.
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế áp dụng kỹ thuật này, trong đó không thể không nhắc tới Bệnh viện Đa khoa Hà Nội. Với các bác sĩ chuyên khoa Thận-Tiết niệu đảm bảo thực hiện thành công tán sỏi, ngăn ngừa các biến chứng, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, bệnh viện không ngừng đổi mới chất lượng dịch vụ, chất lượng trang thiết bị y tế, hệ thống phòng phẫu thuật, phòng bệnh đều được vô trùng cẩn thận, tránh rủi ro.
Vì thế bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm khi tới khám và điều trị bệnh. Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ hotline 1900 234529 của bệnh viện nhé.