Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào?

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào?

Sỏi tiết niệu được biết đến là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu hết về căn bệnh này. Nhiều bệnh nhân luôn thắc mắc không biết sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không? Điều trị sỏi đường tiết niệu bằng phương pháp nào? Bài viết dưới đây chúng tôi giúp các bạn giải đáp về thắc mắc này.

Sỏi đường tiết niệu là gì?

Trả lời cho thắc mắc của nhiều bạn đọc rằng sỏi tiết niệu là gì? Các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Hà Nội cho biết: sỏi tiết niệu hình thành bởi sự lắng đọng của các tinh thể trong nước tiểu tại đường niệu.

Sỏi đường tiết niệu có nhiều dạng

Căn cứ vào vị trí của sỏi mà có tên gọi khác nhau như: sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bàng quang. Sỏi tiết niệu thường xảy đến ở người lớn tuổi và rất dễ tái phát.

Đối tượng dễ bị sỏi tiết niệu

Những nhóm đối tượng dưới đây nếu không biết cách phòng tránh sẽ rất dễ mắc bệnh sỏi đường tiết niệu:

  • Có bẩm sinh bất thường tại đường tiết niệu
  • Gia đình có người bị sỏi tiết niệu
  • Bản thân bệnh nhân từng có can thiệp tới đường tiết niệu
  • Bệnh nhân từng bị viêm đường tiết niệu nhiều lần
  • Những người uống ít nước, nhất là người cao tuổi
  • Những người đã nằm bất động lâu ngày
  • Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: tăng canxi niệu,
  • Đang dùng nhiều loại thuốc
  • Những người thường phải lao động ở môi trường nóng bức
  • Những người thường xuyên có thói quen nhịn tiểu.

 Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?  

Nếu không được khám và điều trị sỏi đường tiết niệu kịp thời, đúng cách bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng điển hình như:

Điều trị sỏi tiết niệu sớm để tránh biến chứng
  • Sỏi trong quá trình di chuyển sẽ cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây chảy máu, phù nề, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.
  • Sỏi đường tiết niệu làm tắc đường niệu đạo do đó có thể gây bí tiểu cấp tính hay mãn tính.
  • Nếu như không được chữa trị kịp thời chức năng thận có thể bị suy giảm làm tăng huyết áp, bệnh nhân thậm chí có thể tử vong.
  • Nước tiểu từ thận bị tắc nghẽn do sỏi sẽ làm giảm tốc độ lọc cầu thận. Nếu để tới 48 giờ thận sẽ bị tổn thương không phục hồi được.
  • Nếu là sỏi niệu quản mà triệu chứng xuất hiện đã 4 tuần, bệnh nhân sẽ phải đối diện với 20% nguy cơ biến chứng như: nhiễm trùng máu, suy giảm chức năng thận, thắt niệu quản.
  • Hệ tiết niệu tắc nghẽn kéo dài có thể gây viêm bể thận hay nhiễm trùng, đe dọa tới tính mạng người bệnh.

>>> Đọc thêm: Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Điều trị sỏi đường tiết niệu như thế nào an toàn, hiệu quả?

Bệnh sỏi đường tiết niệu có thể điều trị được và hiệu quả nhất là khi sỏi còn nhỏ. Khi sỏi lớn có thể gây nên nhiều biến chứng, việc điều trị sẽ càng phức tạp, khó khăn, tốn kém chi phí hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu hiện nay gồm có: điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa. Cụ thể: điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các bệnh nhân có kích thước sỏi nhỏ hơn 5mm và chưa gây biến chứng gì.

Điều trị ngoại khoa

Y học hiện đại ngày nay có nhiều bước tiến lớn, phương pháp mổ mở lấy sỏi với nhiều rủi ro nên ngày càng ít áp dụng. Thay vào đó là những kỹ thuật mới an toàn hơn, ít xâm lấn hơn như: nội soi tán sỏi thận qua da, nội soi niệu quản hay tán sỏi nội soi.

sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không
Kỹ thuật tán sỏi hiện đại được áp dụng tại bệnh viện

Các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Hà Nội đã và đang tiếp cận, áp dụng các phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu mới với nhiều ca bệnh thành công dù sỏi tiết niệu có đường kính lớn, phức tạp.

>>> Đọc thêm: Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu là gì? Khám ở đâu chính xác?

Điều trị nội khoa

Các viên sỏi nhỏ chưa gây tắc nghẽn đường tiết niệu, chưa nhiễm trùng hay có triệu chứng  điển hình có thể tự khỏi với chế độ dinh dưỡng khoa học và thuốc. Các viên sỏi với kích thước lớn hơn 5mm cùng các viên gần thận thì không có khả năng tự đào thải được.

Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng những phương pháp đó là:

Giảm đau

Cơn đau quặn khi bị sỏi đường tiết niệu có thể giảm đi khi bạn dùng thuốc Nsaid. Với những cơn đau nghiêm trọng hơn có thể phải cần tới card opioid.

Thải sỏi

Bệnh nhân nên uống nhiều nước hay dùng thuốc chẹn alpha – adrenergic – ví dụ như tamsulosin nhằm loại bỏ sỏi.

Loại bỏ sỏi

Nếu đường niệu bị tắc nghẽn nghiêm trọng các bác sĩ sẽ dùng ống stent luồn vào niệu quản để lấy sỏi ra. Hơn nữa các bác sĩ cũng có thể đưa ống dẫn lưu từ phía sau vào thận để lấy sỏi, thông đường niệu.

 Kiềm hóa nước tiểu

Giúp nước tiểu có tính kiềm hơn như: uống kali citrate khoảng từ 4-6 tháng, có thể làm tan dần sỏi ở dạng axit uric. Lưu ý các loại sỏi tiết niệu khác không bị hòa tan bằng cách này.

Tùy vào tình trạng bệnh, các dấu hiệu bên ngoài và kết quả chẩn đoán sau khi khám lâm sàng, khám chuyên sâu các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Qua bài viết trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu được sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không cũng như hướng điều trị căn bệnh này. Ngay khi gặp các dấu hiệu sỏi đường tiết niệu bệnh nhân có thể tới Bệnh viện Đa khoa Hà Nội ở địa chỉ 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc liên hệ hotline 1900 234529 để được tư vấn, khám chữa bệnh kịp thời nhé.

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. JUN88 Mb66                                                                                                                              Terms and Conditions |Privacy Policy go88 Jun88
banner
Top

Call Now