Bàng quang còn có một cách gọi dễ hiểu khác là bọng đái. Đây là cơ quan chứa nước tiểu mà thận tiết ra trước khi được đào thải ra ngoài bằng cách đi tiểu. Nước tiểu từ niệu quản tới bàng quang rồi ra ngoài cơ thể bằng niệu đạo. Vì nhiều nguyên nhân sỏi bàng quang ngày càng phổ biến nhưng nhiều người vẫn thắc mắc về sỏi bàng quang và cách điều trị. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang hình thành do các khoáng chất tích tụ. Sỏi bàng quang thường có hình tròn và ít khi xù xì hay góc cạnh. Các ca mắc sỏi bàng quang chiếm tới ⅓ số ca mắc sỏi đường tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.
Khi xuống tới bàng quang nếu là sỏi nhỏ có thể được đào thải ra ngoài bằng đường tiểu nhưng nếu sỏi lớn nó sẽ nằm lại ở bàng quang. Càng ngày chúng càng lớn dần vì cặn sỏi có trong bàng quang tiếp tục bám vào gây đau đớn, khó chịu.
Sỏi bàng quang do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang có nhiều, trong đó có thể kể tới một số nguyên nhân dưới đây:
Sỏi từ hệ tiết niệu rơi xuống
Nước tiểu bị ứ đọng đều gây ra nguy cơ tạo sỏi bàng quang hay cổ bàng quang chít hẹp do viêm tiền liệt tuyến mãn tính, u xơ tiền liệt tuyến đè cổ bàng quang làm ứ đọng nước tiểu.
Sa bàng quang
Ở nữ giới thành bàng quang thường yếu rồi sa xuống âm đạo. Điều này gây chặn dòng nước tiểu rồi hình thành sỏi bàng quang.
Nguyên nhân khác
- Cũng có những trường hợp sỏi bàng quang do chít hẹp niệu đạo hoặc bàng quang có dị vật gây ứ đọng nước tiểu, ứ đọng cặn tạo nên sỏi.
- Bổ sung các chất canxi, khoáng, photpho mà lại uống ít nước.
- Các dụng cụ y tế được đặt ở bàng quang như thiết bị tránh thai, ống thông tiểu đều có thể làm sỏi hình thành.
- Những người thường xuyên ngồi một chỗ, hay nhịn tiểu đều có thể mắc sỏi bàng quang.
- Ít ăn rau, uống nước ít làm nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra cũng gây sỏi bàng quang.
>>> Đọc thêm: Người bị sỏi bàng quang kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?
Triệu chứng bệnh sỏi bàng quang
Bệnh sỏi bàng quang nếu như sỏi còn nhỏ có thể không có dấu hiệu gì, nhưng để nhận biết chính xác triệu chứng bệnh sỏi bàng quang có thể căn cứ vào biểu hiện:
- Đau, khó chịu trong dương vật ở nam giới.
- Đau bụng dưới.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần
- Tiểu khó hay bị gián đoạn dòng nước tiểu
- Nước tiểu sậm hay tiểu máu
Các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Hà Nội khuyến cáo, khi gặp phải các dấu hiệu trên người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn bệnh và điều trị triệt để bệnh, tránh biến chứng nặng nề sau này.
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Ngay cả những người không có triệu chứng bệnh sỏi bàng quang nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
Rối loạn chức năng bàng quang
Nếu không được điều trị kịp thời sỏi bàng quang có thể khiến bạn gặp các vấn đề về tiết niệu trong thời gian dài, ví dụ tiểu thường xuyên hay tiểu đau.
Nhiễm trùng đường tiểu
Sỏi bàng quang khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài ứ đọng lại, tích tụ vi khuẩn sẽ dễ dàng gây nhiễm trùng đường tiểu.
Ung thư bàng quang
Sỏi bàng quang tạo ra các kích thích mạn tính tới thành bàng quang, càng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở các bệnh nhân mắc sỏi bàng quang.
>>> Đọc thêm: Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?
Những ai có thể bị sỏi bàng quang
- Bệnh sỏi bàng quang chủ yếu xảy đến với nam giới.
- Bệnh sỏi bàng quang thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi.
Sỏi bàng quang và cách điều trị
Với các trường hợp sỏi nhỏ hơn 6mm có thể áp dụng những thủ thuật sau đây:
Tán sỏi nội soi qua niệu quản
Tán sỏi bàng quang bằng laser có thể tán được các loại sỏi có kích thước nhỏ hơn 20mm, ngay cả sỏi san hô cũng tán được. Phương pháp này đặc biệt đơn giản, người bệnh có thể ăn nhẹ sau khoảng từ 3 đến 6 tiếng và ra viện sau khoảng từ 12-24h theo dõi.
Phương pháp này thậm chí có thể lấy phần đa sỏi ra ngoài nếu như còn sót lại thường là vụn sỏi. Sỏi bàng quang và cách điều trị bằng nội soi qua niệu quản này khá an toàn, hiệu quả lại không mất nhiều thời gian nằm viện do đó được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Tán sỏi qua da
Cách chữa sỏi bàng quang này có thể lấy cả viên sỏi chỉ sau 1 lần can thiệp. Kỹ thuật này có thể áp dụng cả với các viên sỏi to.
Nội soi lấy sỏi
Phương pháp này cũng là một kỹ thuật tán sỏi bàng quang hiện đại đang được bệnh viện đa khoa Hà Nội áp dụng. Với ưu điểm là tổn thương ít, chỉ là 3 chấm nhỏ. Do đó không gây đau đớn hay tổn thương diện rộng cho bệnh nhân nhưng vẫn có thể lấy hết sỏi ra ngoài.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn hiểu hơn về sỏi bàng quang và cách điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới kỹ thuật điều trị hay chi phí chữa sỏi bàng quang hãy liên hệ qua hotline 1900 234529 để được tư vấn cụ thể nhé.