Nổi hạch ở cổ nên uống thuốc gì thì khỏi?

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nổi hạch ở cổ nên uống thuốc gì thì khỏi?

Thông thường, chúng ta không cần phải lo lắng khi bỗng nhiên nổi hạch ở cổ. Đây là một dấu hiệu đơn giản cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Nếu việc sưng hạch ở cổ có thể khiến người mắc cảm thấy hơi đau, lâu khỏi thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để bệnh thuyên giảm. Vậy khi bị nổi hạch ở cổ nên uống thuốc gì khỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây

 

Tổng quan về sưng hạch cổ

Cơ thể chúng ta có hơn 600 hạch bạch huyết nằm ở nách, xương hàm, hai bên cổ, hai bên háng và xương sườn. Khi những khu vực gần hạch bạch huyết bị nhiễm trùng hoặc viêm, các hạch bạch huyết sẽ sản xuất nhiều bạch cầu chống lại sự viêm nhiễm đó và sưng lên, nổi hạch. 

Vị trí một số hạch bạch huyết ở cổ

Các tuyến hạch bạch huyết nổi ở vùng cổ thường liên quan đến các bệnh:

  • Viêm tai
  • Cảm lạnh hoặc cúm
  • Viêm xoang
  • Nhiễm HIV
  • Viêm lợi, nhiễm trùng lợi
  • Bạch cầu đơn nhân (mono)
  • Lây truyền qua da
  • Viêm họng hạt

Một số tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc ung thư, có thể khiến các hạch bạch huyết trên khắp cơ thể sưng lên. Rối loạn hệ thống miễn dịch khiến các hạch bạch huyết sưng lên bao gồm lupus và viêm khớp dạng thấp.

 

Một số thuốc uống điều trị nổi hạch ở cổ hiệu quả

Các hạch bạch huyết bị sưng là một triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn: nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm vi rút, rối loạn hệ thống miễn dịch, dị ứng, ung thư và các nguyên nhân khác. Mỗi trường hợp sẽ được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc phù hợp với chẩn đoán.

Một số loại thuốc khi nổi hạch cổ uống hiệu quả

Các cơn đau, khó chịu và sưng hạch bạch huyết có thể thuyên giảm bằng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen, aspirin hoặc naproxen (không sử dụng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi).

 

Thuốc tốt nhất cho sưng hạch bạch huyết
Tên thuốc Nhóm thuốc Cách dùng Liều lượng tiêu chuẩn Tác dụng phụ thường gặp
Motrin ( ibuprofen ) NSAID Đường uống Hai viên mỗi lần cách nhau bốn giờ Buồn nôn, chảy máu, đau dạ dày
Aleve ( naproxen ) NSAID Đường uống Một viên 220 mg uống với thức ăn hoặc nước mỗi 8 đến 12 giờ Buồn nôn, chảy máu, đau dạ dày
Aspirin NSAID Đường uống Một hoặc hai viên nang hoặc viên nén 325 mg với nước mỗi ngày Bụng khó chịu, ợ chua, chảy máu
Tylenol ( acetaminophen ) Thuốc giảm đau không kê đơn Đường uống Hai viên 325 mg mỗi 4 đến 6 giờ

Liều lượng tiêu chuẩn ở trên là của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Viện Y tế Quốc gia ( NIH ). Liều dùng được xác định bởi bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe, phản ứng với điều trị, tuổi và cân nặng. Các tác dụng phụ khác có thể tồn tại.

 

Lưu ý: Mỗi người có sự phản ứng thuốc kháng nhau. Tuyệt đối người mắc không nên tự ý mua thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ để tránh một số tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn. 

Ví dụ như thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen được bán rộng rãi. Tuy nhiên, NSAID lại can thiệp vào quá trình đông máu, do đó, tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của NSAID là chảy máu, bầm tím và xuất huyết đường tiêu hóa gây đau dạ dày và ruột.

 

Thời điểm tốt nhất để đi khám hạch ở cổ

Các hạch bạch huyết bị sưng thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng hoặc phản ứng với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, các bác sĩ đã nêu ra lưu ý một số trường hợp có dấu hiệu sưng hạch báo hiệu bệnh lý nghiêm trọng và cần thăm khám ngay:

  • Sốt cao
  • Đỏ xung quanh khu vực bị sưng
  • Các hạch sưng to quá mức
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Giảm cân không giải thích được
  • Sưng hạch khắp cơ thể
  • Nổi hạch dai dẳng trong ơ vài tuần

Một số dấu hiệu sưng hạch cổ cần lưu ý

Đặc biệt, nếu một nhóm các nốt sưng dường như “dính chặt” lại với nhau thành một khối duy nhất – thì đây là một triệu chứng có khả năng nghiêm trọng và bạn nên đến gặp chuyên gia có chuyên môn để được thăm khám và điều trị.

 

Lời khuyên của chuyên gia

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định để người bệnh nổi hạch ở cổ uống thuốc sẽ khỏi như Thuốc giảm đau không kê đơn aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen, có thể làm giảm sưng và khó chịu của các hạch bạch huyết bị sưng. Tuy nhiên cần đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và xác định hạch ở cổ là lành tính và không đáng lo ngại. Các trường hợp phức tạp và nghiêm trọng như ung thư hệ bạch huyết sẽ cần áp dụng các phương pháp điều trị tích cực khác. 

 

[Ảnh trung tâm Ung bướu]

Trung tâm Ung bướu & Điều trị giảm nhẹ của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là địa chỉ uy tín để khách hàng nổi hạch ở cổ có thể đến thăm khám và điều trị hiệu quả. Mời quý khách hàng quan tâm liên hệ hotline 1900 234

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. JUN88 Mb66 https://hb88.farm/                                                                                                                              Terms and Conditions |Privacy Policy go88 Jun88
banner
Top

Call Now