Câu hỏi: Thưa bác sĩ, năm nay tôi 66 tuổi, đang nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ có thể cho biết những đối tượng nào dễ mắc thoát vị đĩa đệm không ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng
Trả lời:
Theo chuyên gia Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, hiện nay tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, trong đó có 6 nhóm đối tượng đang có nguy cơ cao. Đó là:
– Nhóm người cao tuổi: Tuổi già luôn kéo theo rất nhiều bệnh tật, trong có đó các bệnh xương khớp. Lúc này, cấu trúc xương khớp đã bắt đầu suy yếu, việc thiếu hụt khoáng chất khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh, áp lực lên đĩa đệm lớn, bao xơ đĩa đệm lại yếu dần đi. Từ đó gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.
– Nhóm người lao động phổ thông: Đây là nhóm người thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc như khuân vác. Lúc này, nhân nhầy trong đĩa đệm dễ bị thoát vị ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống và dẫn đến các cơn đau.
– Nhóm người hay giữ nguyên một tư thế làm việc: Những người phải đứng hoặc ngồi lâu trong một tư thế như tài xế, thợ may, nhân viên văn phòng, giáo viên, lễ tân,… cũng là đối tượng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.
– Nhóm người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như: Đeo túi nặng lệch một bên trong thời gian dài, gối đầu quá cao trong khi ngủ… cũng ảnh hưởng xấu tới đĩa đệm và gây ra hiện tượng thoát vị.
– Nhóm người mắc bệnh cột sống bẩm sinh như gai cột sống, gù hoặc từng bị chấn thương do va đập nặng nhưng không điều trị dứt điểm có thể gặp phải tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống, dễ có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
– Nhóm người bị béo phì, thừa cân: Khi cơ thể có quá nhiều mỡ thừa, cột sống thắt lưng sẽ phải chịu áp lực nặng nề, dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Khi nhận thấy mình có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra cụ thể, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất?