Ngộ độc thực phẩm và những điều cần biết

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngộ độc thực phẩm và những điều cần biết

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.

Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Cần nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm trong các tình huống sau đây:

  • Người vừa mới ăn xong và khó chịu ngay sau đó.
  • Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó. Trong khi đó những người không ăn thì vẫn bình thường.
  • Quan sát thực phẩm thừa thấy có biểu hiện nghi ngờ, như ôi thiu, có mùi lạ, xuất hiện giun sán.

Triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau vài phút đến vài ngày sau khi ăn phải thức ăn bẩn. Tùy theo người bệnh ăn phải thức ăn hư hỏng ở mức độ nào mà các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Biểu hiện phổ biến nhất có thể kể đến:

  • Đau bụng quằn quại.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Sốt.
  • Đau đầu.

Các biểu hiện nguy hiểm của ngộ độc thực phẩm:

  • Mất nước
  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn thần kinh: nhìn mờ, nhìn một thành hai, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tim mạch: tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.
  • Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân,
  • Tiểu ít (dấu hiệu suy thận)
  • Đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm, họng).

Người có sức đề kháng của cơ thể kém cần đặc biệt lưu ý thăm khám kỹ lưỡng để được điều trị kịp thời. Các đối tượng này bao gồm:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi,
  • Người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch (thường dùng trong bệnh về khớp, ung thư, dị ứng),
  • Người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.

Phải xử trí như thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Khi thấy chính mình hoặc người thân, người xung quanh đang có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như trên, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:

Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn)

Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.

Nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không gây sặc cho người bệnh. Với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo rang để bù nước cho người bệnh.

Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất 

Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên bệnh nhân cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế bằng cách gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Để dùng oresol an toàn, bác sĩ khuyến cáo:

– Cần đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng… nếu hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp, pha quá ít hay nhiều nước hơn cũng sẽ nguy hiểm, thậm chí tử vong.

– Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn, bởi, dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh.

– Không chia nhỏ gói oresol rồi pha vì rất có thể các thành phần không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha.

– Không đun sôi dung dịch đã pha vì khi đó sẽ làm mất tác dụng của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.

– Không pha với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ, nên pha oresol với nước đun sôi để nguội.

– Khi nhiều người cùng bị ngộ độc, không cho các người bệnh uống chung nước, uống chung oresol vì có thể làm tăng tình trạng của những người bị nhẹ.

—————————————————————

🖥 Website: benhvienhanoi.vn

📄 Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienHN/

📞 Hotline:024.62.555.333 – 0982 7575 08

📧 Email: cskh@benhvienhanoi.vn

🏬 Địa chỉ: 29 Hàn Thuyên – Phạm Đình Hồ – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 0981 500 770
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. Terms & Conditions | Privacy Policy

Top

Call Now