Bạn có biết gây tê và gây mê khác nhau như thế nào?

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bạn có biết gây tê và gây mê khác nhau như thế nào?

Chắc hẳn vẫn còn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm gây tê và gây mê, đúng là hai phương thức này đều giúp bệnh nhân không phải cảm nhận sự đau đớn trong quá trình điều trị bệnh. Nhưng để tìm hiểu gây tê và gây mê khác nhau như thế nào? Phải cần hiểu rõ bản chất của hai khái niệm này.

Gây tê là gì?

Gây tê là một phương pháp vô cảm sử dụng các chất hóa học hoặc sử dụng phương pháp vật lý ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh để làm mất cảm giác đau ở một vùng nhất định của cơ thể. Người ta dùng thuốc tê tiêm tại chỗ và ức chế cảm giác đau đớn. Các trường hợp tiểu phẫu thuật đều được áp dụng tê tại chỗ. Vì chỉ làm mất cảm giác đay ở một số vùng cụ thể nên bệnh nhân hoàn toàn tỉnh khi làm phẫu thuật.
Gây tê được chia thành hai phương pháp: Gây tê tại chỗ và gây tê vùng.

  • Gây tê tại chỗ là làm cho một vùng nhỏ trên cơ thể bệnh nhân không còn cảm giác đau. Gây tê tại chỗ áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ như một vết thương nông, nhỏ, ngoài da, vết thương ở da đầu, vết thương ngón tay, ngón chân…

Gây tê tại chỗ thường được sử dụng nhiều nhất với các bệnh nhân răng hàm mặt

  • Gây tê vùng là làm tê một vùng rộng hơn. Là phương pháp chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng. Người ta chích thuốc tê vào tủy sống và những rễ thần kinh tương ứng để ngăn chặn tín hiệu báo đau của cơ thế gửi về cho não bộ, làm mất cảm giác một vùng lớn của cơ thể như bụng, lưng hay hai chân, tay.

Gây mê là gì?

Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức, cảm giác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Người ta có thể chích thuốc qua tĩnh mạch hay cho bệnh nhân ngửi thuốc mê qua đường thở. Với gây mê, bệnh nhân sẽ không có nhận thức gì và không còn cảm thấy đau khi mổ, bệnh nhân không biết cuộc mổ xảy ra thế nào và vào thời điểm nào.

Tuỳ theo đường vào cơ thể của thuốc mê người ta chia ra làm 3 loại:

  • Gây mê qua đường hô hấp: Khi sử dụng để gây mê thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh phải qua đường hô hấp, người bệnh hít khí thuốc mê, thuốc sẽ ngấm qua phế nang để vào máu.

Phương pháp gây mê qua đường hô hấp được sử dụng nhiều nhất do dễ sử dụng, hiệu quả lại cao

  • Gây mê qua các đường khác: Gây mê qua đường tĩnh mạch, gây mê qua đường trực tràng, gây mê qua đường bắp thịt…
  • Gây mê phối hợp: Dùng các thuốc mê khác nhau qua một đường hoặc nhiều đường khác nhau vào cơ thể bệnh nhân để gây mê hoặc sử dụng thuốc mê phối hợp với các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Gây mê phối hợp với gây tê vùng.

Sự khác biệt giữa gây tê và gây mê:

Tuy cả gây tê và gây mê đều giúp cho người bệnh thoải mái hơn trong quá trình điều trị, nhưng trên thực tế, gây tê được sử dụng khác với gây mê rất nhiều, bạn sẽ thấy rõ chi tiết về sự khác biệt này trong bảng dưới đây:

Gây tê Gây mê
Cách sử dụng Bằng đường tiêm. Bằng đường hô hấp, tiêm.
Ảnh hưởng tới người bệnh Người bệnh vẫn tỉnh, nhưng không có nhận thức đau ở vùng được tiêm. Người bệnh mất khả năng nhận thức, không cảm thấy đau và không biết gì tới khi thuốc mê hết tác dụng. Có thể có dị ứng.
Ưu điểm – Ít xâm lấn, an toàn

– Dễ thực hiện, chi phí thấp

– Thời gian chờ thuốc có hiệu lực ngắn

– Kiểm soát đường hô hấp, tuần hoàn

– Mềm cơ tốt

– Có tác dụng kéo dài

– Tiến hành nhanh

– Bệnh nhân không lo lắng, sợ hãi

– Người bệnh quên đi sau mổ

Nhược điểm – Thời gian tác dụng ngắn

– Vùng mất cảm giác nhỏ

– Khó kiểm soát

– Bệnh nhân chậm trở lại trạng thái sinh lý

– Bệnh nhân có bệnh phối hợp nặng (hô hấp, tuần hoàn) có thể nặng lên sau mổ

– Yêu cầu trang thiết bị phức tạp, đắt tiền

Tai biến có thể xảy ra – Ngộ độc thuốc tê (do tiêm nhiều lần)

– Tụt huyết áp

– Nôn, buồn nôn

– Đau đầu

– Bí tiểu

– Không thông khí được

– Có thể dẫn tới suy hô hấp, viêm phổi

– Tụt huyết áp, loạn nhịp tim

– Suy hô hấp sau mổ do tồn dư thuốc giãn cơ

Được sử dụng trong trường hợp nào? Trám răng, nhổ răng, hàn răng, tiểu phẫu trên da, sinh thiết học (lấy mô để khảo sát kỹ hơn). Phẫu thuật bụng trên, phẫu thuật tim mạch, lồng ngực, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật tai mũi họng, khi bệnh nhân bị shock hoặc từ chối gây mê vùng.
Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 0981 500 770
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. Terms & Conditions | Privacy Policy

Top

Call Now