Gai đôi cột sống S1 là bệnh lý tuy không phổ biến nhưng lại gây ra những bất tiện không hề nhỏ trong sinh hoạt, đặc biệt gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp và hệ thống dây thần kinh trong cơ thể. Vậy gai đôi cột sống là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Gai đôi cột sống S1 là gì?
Gai đôi cột sống S1 chủ yếu do yếu tố bẩm sinh.
Gai đôi cột sống S1 (nứt đốt sống S1) là một dạng khuyết tật ống thần kinh do trong quá trình phát triển của thai nhi, ống thần kinh không đóng kín khiến xương sống bị tách thành hai phần, xảy ra ở đốt sống S1 – vị trí giao giữa đốt sống thắt lưng và đốt sống cùng.
Gai đôi đốt sống S1 chủ yếu do bẩm sinh, xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Lúc đầu tủy sống của thai nhi phẳng nhưng sau đó được đóng lại gọi là ống thần kinh. Nếu ống thần kinh không được đóng hoàn toàn thì trẻ sinh ra sẽ bị nứt đốt sống.
Do đốt sống S1 là vị trí liên quan nhiều đến vận động nên cần chú ý phát hiện và điều trị kịp thời. Thông thường, gai đôi cột sống S1 thường có 3 thể: gai đôi cột sống ẩn, gai đôi cột sống có nang và thoát vị màng não bảo vệ quanh tủy sống.
2. Nguyên nhân gây nứt đốt sống S1
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng nứt đốt sống S1. Tuy nhiên phụ nữ mang thai có nhiều khả năng sinh con bị gai đôi cột sống S1 nếu gặp phải trường hợp dưới đây:
Phụ nữ nếu không bổ sung đủ acid folic trong thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ nứt đốt sống S1 cao hơn.
- Sử dụng một số loại thuốc gây co giật trong thời kỳ mang thai
- Đã từng sinh con bị tật nứt đốt sống
- Có tiền sử bị tiểu đường
- Không nạp đủ lượng acid folic cần thiết
Theo Hiệp hội Gai đôi cột sống, phụ nữ mang thai khi được bổ sung vitamin tổng hợp có chứa acid folic sẽ giảm nguy cơ mắc các khuyết tật ống thần kinh trong đó có tật nứt đốt sống tới 70%.
Ngoài nguyên nhân trên còn một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của gai đôi cột sống như:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi tình trạng lão hóa xương khớp càng cao dẫn đến tổn thương ở đốt sống S1
- Chấn thương: những tác động từ chấn thương khiến cột sống S1 phải chịu nhiều áp lực và có thể hình thành gai xương ở khu vực này.
- Các bệnh lý xương khớp: viêm khớp mãn tính cũng khiến gai đôi cột sống S1 có cơ hội khởi phát
- Lao động nặng thường xuyên phải cúi, mang vác nhiều
3. Triệu chứng của gai đôi cột sống S1
Nứt đốt sống S1 bẩm sinh ở trẻ nhỏ thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp triệu chứng rất giống với gai cột sống thường gặp như:
- Đau vùng thắt lưng S1: Vị trí đau ở đốt sống L5-S1 xương cùng. Những cơn đau nhói đặc trưng, đặc biệt khi ngồi hoặc thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống. Khi ấn vào cảm giác đau tăng rõ rệt.
- Đau lan sang nhiều vị trí: Không chỉ đau ở đốt sống S1 mà cơn đau có thể lan rộng hơn ở thắt lưng, xương chậu và các vùng lân cận. Đôi khi có thể đau ở từ bắp chân trở xuống.
- Khó vận động: Người bệnh bị hạn chế vận động, nhất là cúi, đứng, xoạc chân, bắp chân cũng yếu hơn.
- Tê bì chân tay: Đốt sống nứt ra cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Do đó người bệnh có thể cảm nhận được các cơn tê bì chân tay, vận động kém linh hoạt
- Rối loạn tiểu tiện, đại tiện: Khi gai đôi cột sống S1 chuyển biến nặng người bệnh có thể bị rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột
- Mất đường cong sinh lý ở cột sống: Có 10% nguy cơ bị mất đường cong sinh lý ở cột sống như hông không đều, cong vẹo cột sống do tật nứt đốt sống bẩm sinh.
4. Gai đôi cột sống S1 có nguy hiểm không?
Theo thống kê, có đến hơn 166 nghìn trẻ em bị gai đôi cột sống S1 bẩm sinh, chiếm 0,2% tỷ lệ mắc ở trẻ em. Tuy đây không phải bệnh xương khớp phổ biến nhưng chúng hoàn toàn có thể để lại biến chứng, đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành từ 20-55 tuổi như:
- Thoát vị đĩa đệm ở đốt sống L5-S1
- Đau thần kinh tọa do bị chèn ép
- Đau thần kinh liên sườn do các cơn đau lan lên vùng ngực
- Cong vẹo cột sống
- Liệt chi hoặc rối loạn cảm giác
- Viêm màng não do nhiễm trùng
Do vậy, cần phát hiện và chẩn đoán nứt đốt sống ngay từ sớm để có phương pháp can thiệp kịp thời.
5. Chẩn đoán gai đôi đốt sống S1
Đối với phụ nữ mang thai, khi muốn phát hiện dị tật gai đôi cột sống,các bác sĩ có thể chỉ định sàng lọc bằng một số phương pháp như:
- Xét nghiệm máu: xác định trong máu có chứa protein AFP có nguy cơ gây ra nứt đốt sống
- Siêu âm: kiểm tra những bất thường ở cột sống của thai nhi với hình ảnh một túi nhỏ nhô ra phần dưới thắt lưng và mông.
- Kiểm tra nước ối: kiểm tra các bệnh lý liên quan đến xương khớp và phát hiện mối liên hệ
Khi trẻ được ra đời và lớn lên có các dấu hiệu của gai đôi cột sống, có thể thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT Scan, cộng hưởng từ MRI để đưa ra kết luận chính xác.
6. Cách chữa gai đôi cột sống S1
Do chủ yếu là dị tật bẩm sinh nên cách điều trị của gai đôi cột sống S1 tập trung vào khắc phục các triệu chứng đau nhức. Trường hợp các cơn đau không thuyên giảm có thể được chỉ định phẫu thuật.
6.1. Chữa gai đôi cột sống S1 bằng thuốc tây y
Các loại thuốc chủ yếu có tác dụng giảm đau, giãn cơ và làm chậm quá trình thoái hóa khớp để giảm tình trạng gai đốt sống
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, diclofenac, indomethacin, meloxicam, phối hợp với paracetamol
- Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal, decontractyl…
- Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống: glucosamine, MSM, chondroitin…
Lưu ý: Trong trường hợp các cơn đau dữ dội, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ bởi các loại thuốc giảm đau có thể để lại tác dụng phụ.
6.2. Vật lý trị liệu chữa gai đôi đốt sống S1
VLTL kết hợp dùng thuốc điều trị sẽ làm giảm được cơn đau hiệu quả và tăng khả năng phục hồi của xương khớp. Một số phương pháp vật lý trị liệu chữa gai đốt sống S1:
Chườm nóng:
- Người bệnh có thể chườm nóng trong trường hợp gai đốt sống gây chèn ép dây thần kinh, khiến tê bì. Hơi nóng giúp máu được lưu thông, giãn tổ chức cơ xung quanh, từ đó giảm đau.
- Các cách chườm nóng: Chườm bằng nước ấm 40-50 độ, đắp nến parafin, chườm các loại lá thảo dược…
Dùng áo, nẹp cố định cột sống:
- Có thể sử dụng đai lưng cột sống để lấy lại đường cong sinh lý.
- Nên lựa chọn các loại đai phù hợp với tình trạng bệnh và sử dụng kiên trì.
Sử dụng đèn chiếu hồng ngoại, tia laser, máy tạo sóng âm, sóng ngắn…
- Đây đều là các phương pháp kích thích lưu thông máu, giảm đau và kích thích quá trình làm lành tổn thương ở đốt S1
- Phương pháp này đòi hỏi các kỹ thuật viên có chuyên môn thực hiện, người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà
- Cần kiên trì điều trị theo phác đồ kết hợp với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý
6.3. Phẫu thuật dị tật gai đốt sống S1
Trường hợp nứt đốt sống nặng, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng được những phương pháp bảo tồn trên, các cơn đau tăng nặng, không thể tự vận động các bác sĩ có thể phẫu thuật. Mục đích việc phẫu thuật là bảo tồn dây thần kinh, phục hồi giải phẫu bình thường và co vết nứt đốt sống. Phương pháp tinh vi này sẽ được thực hiện cẩn thận thông qua màn hình quan sát được phóng đại vị trí tổn thương gấp nhiều lần.
Ngoài ra, việc phẫu thuật làm liền đốt sống S1 có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng (viêm màng não) và giảm nguy cơ gây tàn tật về lâu dài.
7. Phòng tránh gai đôi đốt sống S1 (nứt đốt sống S1)
Theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt đốt sống, vừa có tác động từ gen di truyền, vừa có ảnh hưởng từ môi trường, tuổi tác, bệnh lý. Chính vì vậy, để phòng tránh bị gai đôi đốt sống S1, đặc biệt phụ nữ mang thai cần chú ý:
- Nên uống đủ 400mcg acid folic mỗi ngày. Nếu lần mang thai trước có dấu hiệu thai nhi nứt đốt sống thì nên uống bổ sung nhiều acid folic trước khi mang thai và trong thời gian đầu mang thai.
- Nên tham khảo ý kiến chuyên gia với bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược đang sử dụng
- Kiểm soát tiểu đường hoặc béo phì. Nên giữ sức khỏe tốt nhất có thể
- Vận động để máu được lưu thông và tăng cường sức khỏe xương khớp
- Hạn chế thực phẩm có hại cho xương khớp như đồ dầu mỡ chiên xào, đồ nhiều ga hoặc chất kích thích
- Nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế
- Giữ tinh thần thoải mái
- Chủ động thăm khám định kỳ
Trên đây là một số thông tin về gai đôi cột sống S1. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 1900234529 để được tư vấn giải đáp.