Thuốc mê là một loại thuốc thường được sử dụng trong phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp khác. Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến hiện nay và đều tương đối an toàn. Nhưng trên thực tế, thuốc gây mê có thể gây ra một số hiện tượng dị ứng đối với người bệnh trong hoặc sau một thời gian dài các triệu chứng của dị ứng thuốc mê mới xuất hiện.
Thuốc mê là gì? Nguồn gốc ra đời của thuốc mê?
Thuốc mê là những loại thuốc sử dụng những loại hóa chất khi sử dụng với một liều lượng nhất định khi đưa vào cơ thể sẽ khiến người bệnh mất ý thức tạm thời nhưng vẫn duy trì các chức năng cần thiết như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết… Cần phải sử dụng thuốc mê đúng cách và đủ liều lượng, nếu sử dụng thuốc mê với liều lượng quá thấp sẽ không đủ để gây mê người bệnh, còn nếu dùng quá liều sẽ khiến người bệnh bị nhiễm độc.
Các bác sỹ sử dụng thuốc mê dạng khí để làm gây mê cho bệnh nhân trước ca phẫu thuật
Thuốc gây mê hiện nay được phân thành hai loại, dựa theo cách mà thuốc gây mê đi vào cơ thể là:
- Thuốc gây mê qua đường hô hấp
- Thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch
– Nguồn gốc ra đời của thuốc mê:
Trước năm 1846, có rất ít ca phẫu thuật được thực hiện, do tỷ lệ thất bại cao nên xu hướng phẫu thuật thời đó chỉ là cắt cụt chi,… Còn với những ca phẫu thuật lớn sẽ dùng các loại “thuốc mê” thô sơ nhằm giảm đau trong quá trình phẫu thuật như cho uống rượu tới khi say, dẫn xuất của thuốc phiện,…
Cho tới ngày nay, việc phẫu thuật đã an toàn hơn nhiều bởi được sử dụng các dòng thuốc mê tân tiến như: Etomidate, isoflurane, Ketamine… Những loại thuốc mê phổ biến này là kết quả của những nghiên cứu và được ứng dụng ngày một rộng rãi vì những ưu điểm (hiệu lực, an toàn, môi trường…).
– Cách hoạt động của thuốc mê khi sử dụng cho người bệnh:
- Mất ý thức
- Mất trí nhớ
- Giảm đau
- Bất động
- Mất tri giác, cảm giác
Cơ chế hoạt động chính xác của thuốc gây mê chưa được biết đến rõ ràng. Sử dụng điều hòa làm tăng chức năng ức chế của chất dẫn truyền thần kinh GABA thông qua gắn vào thụ thể GABA là một trong những cách hoạt động được biết đến phổ biến nhất của thuốc mê. Có hai loại thuốc mê chính sau:
+ Thuốc gây mê đường hô hấp là các chất gây mê toàn thân hoàn toàn, trong đó được sử dụng tất cả các tác dụng trên ở nồng độ phù hợp.
Sau khi bệnh nhân được hít thuốc mê, thuốc gây ra tác dụng liên tục: từ an thần đến gây mê toàn thân. Các thuốc mê qua đường hô hấp có tác dụng sử dụng theo liều: liều càng cao thì mức độ gây tê và gây mê càng sâu.
+ Thuốc gây mê đường tĩnh mạch: Thường được sử dụng qua đường tĩnh mạch kết hợp với thuốc bổ trợ trong quá trình gây mê toàn thân.
Nếu không có thuốc mê, việc thực hiện các ca mổ dài và phức tạp là điều không thể
Nguyên nhân và sự nguy hiểm của hiện tượng dị ứng thuốc mê
Dị ứng thuốc mê là hiện tượng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với một số thành phần của thuốc mê. Chất này, còn gọi là kháng nguyên, thường là một chất vô hại đối với cơ thể như penicillin. Các phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ) xảy ra trong khi gây mê thường rất hiếm gặp với tỉ lệ từ 1/5000 đến 1/25.000. Tuy vậy, các phản ứng này đôi khi có thể dẫn đến tử vong với tỉ lệ là 3,4%.
– Khi bị sốc phản vệ, bệnh nhân sẽ khó thở do tắc nghẽn các đường hô hấp. Có thể xảy ra sưng phù mặt và miệng, và đôi khi nổi mẩn đỏ ngoài da. Tim và các mạch máu bị ảnh hưởng nặng, biểu hiện chủ yếu bằng nhịp tim nhanh và huyết áp tụt đến mức độ nguy hiểm.
Dị ứng thuốc mê có rất nhiều biểu hiện, từ mẩn đỏ như trên da cho tới nguy hiểm nhất là sốc phản vệ
– Sốc phản vệ xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc mê cũng diễn ra theo cách thức tương tự như trên nhưng có 3 chi tiết riêng biệt như sau:
1- Bệnh nhân do đã ngấm thuốc mê nên không thể báo cho thầy thuốc biết về các triệu chứng sớm là cảm giác choáng váng chóng mặt hoặc khó thở của mình.
2- Trong một ca gây mê điển hình có thể cần phải dùng đến nhiều loại thuốc, do đó rất khó biết chính xác thuốc nào là nguyên nhân gây ra sốc phản vệ.
3- Trong lúc gây mê có nhiều nguyên nhân khác có thể gây tụt huyết áp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Chính vì vậy mà việc chẩn đoán sốc phản vệ do đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Phản ứng dị ứng thuốc mê thường đe doạ tính mạng bệnh nhân, chỉ có thuốc gây mê thể khí thì không gây phản ứng. Các thuốc gây dị ứng làm tụt huyết áp, khó thở và dẫn đến mất khả năng tự thở. Các phản ứng này thường gặp khi dùng các thuốc được sử dụng cùng với thuốc mê như các thuốc giãn cơ (tác nhân gây liệt), các thuốc gây mê tĩnh mạch và các loại kháng sinh…
Các bác sỹ cần phải trang bị những kỹ năng gì khi gặp trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc mê?
Sự chú ý và thận trọng của thầy thuốc luôn là cần thiết ngay cả trong những trường hợp tưởng chừng như đơn giản nhất, bởi vì có thể có những vấn đề không lường trước được sẽ xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy vậy, sự mệt mỏi, stress, thiếu ngủ trong những kíp phẫu thuật dài sẽ khiến phản ứng của các bác sỹ trở nên chậm chạp đối với các tình huống khẩn cấp.
Chuyên gia gây mê cần phải tiên lượng và phản ứng nhạy bén với những thay đổi do tình trạng phẫu thuật và những diễn biến xảy ra do đáp ứng thuốc men ở từng người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa gây mê và các chuyên viên gây mê cần được huấn luyện thật tốt để có thể tiên lượng được một cách chính xác nhất tình trạng dị ứng thuốc mê của bệnh nhân.
Chính vì vậy, nếu cần nhập viện và điều trị bệnh kèm theo sử dụng phương pháp gây mê thì bạn cần tìm một địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để giảm thiểu tối đa những biến chứng không đáng có. Nếu còn điều gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng: 1900 2345 29 để biết được đội ngũ nhân viên tư vấn của bệnh viện giải đáp nhé.