Tán sỏi niệu quản hiện đang là phương pháp điều trị tiên tiến. Tuy nhiên không ít bệnh nhân do chưa hiểu rõ vẫn băn khoăn không biết: biến chứng sau tán sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sỏi niệu quản như thế nào để không tái phát? Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Sỏi niệu quản điều trị như thế nào?
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, bệnh sỏi niệu quản tùy vào mức độ, tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, hợp lý.
Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh sỏi niệu quản bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Có thể tham khảo các phác đồ điều trị dưới đây:
Điều trị nội khoa
Những trường hợp sỏi còn nhỏ với đường kính nhỏ hơn 10mm, bờ rõ nét, sỏi nhẵn, chức năng thận bình thường được chỉ định điều trị nội khoa. Thời gian để theo dõi điều trị nội khoa khoảng từ 4-6 tuần.
Nguyên tắc điều trị là tạo điều kiện cho sỏi di chuyển ra ngoài bằng kiểm soát cơn đau, chống co thắt. Ngoài ra bệnh nhân nên uống nhiều nước mỗi ngày.
>>> Đọc thêm: Bệnh sỏi niệu quản có cần mổ không? Nên điều trị tại bệnh viện nào?
Điều trị ngoại khoa
Trường hợp điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả hoặc sỏi to, phức tạp các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa. Có một số phương pháp can thiệp ngoại khoa với sỏi niệu quản như:
Nội soi tán sỏi niệu quản
Dùng ống nội soi niệu quản với đầu phát tia laser đưa vào niệu quản qua lỗ tiểu. Sỏi được nhìn thấy trên màn hình, năng lượng laser được dùng để phá sỏi thành các mảnh nhỏ và gắp hết ra ngoài.
Biến chứng sau tán sỏi niệu quản hầu như không có. Bởi điều trị bằng phương pháp này bệnh nhân ít tổn thương, không đau, thường sẽ xuất hiện trong 24 giờ. Bệnh nhân không có vết mổ, không có sẹo, hiệu quả sạch sỏi hơn 90%.
Một số ít trường hợp bệnh nhân có thể gặp biến chứng như tiểu máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Do đó nên điều trị tại các cơ sở uy tín để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Nội soi lấy sỏi
Bác sĩ dùng dụng cụ nội soi đưa vào cơ thể người bệnh 1ua 3 lỗ nhỏ tại hông lưng bệnh nhân để lấy sỏi. Phương pháp này thường dùng khi có sỏi lớn tại niệu quản.
Phương pháp này có thể làm sạch tới 95% sỏi, ít gây tổn thương. Bệnh nhân phải nằm viện từ 1-2 ngày có thể gặp các biến chứng như chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, rò rỉ nước tiểu, tiểu ra máu. Nên điều trị sỏi niệu quản ở các cơ sở y tế uy tín để hạn chế các biến chứng nặng nề.
Tán sỏi qua da
Bác sĩ dùng 1 kim đâm từ ngoài da vào thận dưới hướng dẫn chụp X quang hay siêu âm. Qua đường chọc dò, dùng bộ dụng cụ nong rộng ra, tạo nên đường hầm vào tới thận. Tiếp đó dùng một ống soi thận nhỏ để quan sát, tán sỏi rồi lấy ra ngoài cơ thể. Phương pháp này thường dùng cho các bệnh nhân có sỏi lớn tại 1/3 trên niệu quản.
Áp dụng phương pháp này tỷ lệ sạch sỏi cao, bệnh nhân ít đau vết mổ. Tuy nhiên có thể gặp các biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn, dịch tụ quanh thận, tổn thương các cơ quan lân cận,…
>>> Đọc thêm: Sỏi niệu quản trái là gì? Địa chỉ khám sỏi tốt nhất hiện nay?
Chăm sóc bệnh nhân sỏi niệu quản như thế nào?
Bệnh nhân bị sỏi niệu quản, trước và sau khi điều trị nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để bệnh không phát triển nặng và ngăn ngừa tái phát trở lại.
Uống nhiều nước
Mỗi ngày nên uống từ 2,5-3 lít nước, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Nên rèn luyện đồng hồ sinh học thích hợp tránh nhịn tiểu.
Ăn thực phẩm lợi tiểu, dễ tiêu
Các thực phẩm giúp lợi tiểu như: nước cam, chanh, rau cần tây, củ cải đường, rau cải, nước râu ngô, ngô non luộc, nước đỗ đen.
Chế độ ăn dễ tiêu giúp bệnh nhân hấp thu nhanh, hồi phục sức khỏe, liền lại các tổn thương. Một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: rau mồng tơi, rau lang, khoai lang, rau diếp cá, rau đay, chuối, đậu phụ, súp lơ,..
Nên tránh ăn các loại đồ ăn như: hải sản, tôm cua,… không uống chè, cà phê để ngăn ngừa tạo sỏi.
Tăng cường ăn các đồ ăn có chất kháng khuẩn, sau khi hết thuốc kháng sinh, các loại đồ ăn này có thể giúp chống nhiễm khuẩn. Các thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên như: hẹ, hành, gừng, tỏi, nghệ, mật ong, cải bắp,…
Tán sỏi niệu quản ở đâu tốt?
Như đã nói ở trên điều trị sỏi niệu quản dù bằng phương pháp nào đều có khả năng để lại biến chứng. Đặc biệt nếu thực hiện ở các cơ sở y tế kém chất lượng, điều kiện phòng mổ, phòng bệnh không đảm bảo càng dễ dàng khiến bạn bị nhiễm trùng.
Do đó việc chọn các bệnh viện uy tín như Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội có thể giúp bạn ngăn ngừa biến chứng sau tán sỏi niệu quản. Với hệ thống phòng phẫu thuật, phòng bệnh được vô trùng nghiêm ngặt theo chuẩn của Bộ Y tế đưa ra nên hoàn toàn đảm bảo.
Đồng thời giúp điều trị dứt điểm sỏi niệu quản ngăn ngừa các biến chứng sau tán sỏi. Sau điều trị bác sĩ cũng sẽ chỉ chế độ ăn uống, sinh hoạt để ngăn ngừa sỏi tái phát.
Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về bệnh sỏi niệu quản hay điều trị sỏi niệu quản vui lòng liên hệ qua hotline 1900 234529 hoặc tới bệnh viện ở địa chỉ 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn, khám và điều trị kịp thời nhé.