Bạn có thể sẽ không ngờ rằng các thực phẩm bạn ăn uống hàng ngày có thể là nguyên nhân hình thành, phát triển sỏi. Thế nhưng nhiều người dù đã bị sỏi vẫn không biết bị sỏi bàng quang nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn những thông tin này để tiện tham khảo.
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì?
Để hạn chế sỏi phát triển và tích tụ đồng thời bảo vệ sức khỏe bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm sau đây:
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ không chỉ giúp bạn giảm cân, cải thiện sức khỏe đồng thời tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Qua đó phòng ngừa những bệnh lý làm tăng nguy cơ tạo sỏi như: táo bón, viêm dạ dày, viêm ruột,…
Thực phẩm giàu canxi
Bạn có thể lầm tưởng canxi là nguyên nhân gây sỏi bàng quang nhưng thiếu canxi chính là nguyên nhân hình thành sỏi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra các phân tử canxi liên kết với oxalat tạo ra canxi oxalat rồi thải ra ngoài trước khi tới thận. Do đó thiếu canxi có thể gây dư thừa oxalat làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang.
Bạn nên ăn các thực phẩm như: sữa chua, phô mai, rau xanh đậm, các loại đậu, quả hạch, rau bina, đậu phộng, khoai lang, củ cải đường, socola,…
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D cũng gián tiếp ngăn ngừa sỏi bàng quang nhờ tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Các thực phẩm như: cá trích, cá hồi, cá ngừ, pho mát, lòng đỏ trứng, nấm,… là các gợi ý để bổ sung vitamin D cho thực đơn mỗi ngày.
Trái cây chứa citrat tự nhiên
Trong trái cây có chứa citrat tự nhiên như: cam, dứa, chanh, quýt, bưởi,… có thể kiềm hóa nước tiểu, giảm sự kết tụ của các tinh thể tạo viên sỏi mới. Hơn nữa sự có mặt của chất này cũng ngăn canxi kết hợp với những thành phần khác trong nước tiểu tạo sỏi.
Uống nhiều nước
Mỗi ngày bạn nên uống từ 2-3 lít nước. Ngoài nước lọc bạn có thể uống nước ép táo, dứa, chanh, cam, nam việt quất,… Nếu cơ thể thiếu nước, nước tiểu cô đặc có thể kết tinh tạo sỏi hoặc sỏi to hơn. Có thể căn cứ vào màu sắc nước tiểu để xem đã đủ nước chưa. Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm thì bạn cần uống thêm nước.
>>> Đọc thêm: Sỏi bàng quang và cách điều trị an toàn, hiệu quả hiện nay
Sỏi bàng quang kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày trên đây nhiều người cũng thắc mắc sỏi bàng quang nên ăn gì? Để tránh sỏi kết tinh và tăng kích thước sỏi, bệnh nhân bị sỏi bàng quang nên kiêng các thực phẩm dưới đây:
Muối ăn
Nồng độ natri cao có thể ức chế tái hấp thu canxi ở ống thận, tăng thải trừ canxi vào nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi đã bị sỏi bàng quang bạn chỉ nên ăn dưới 2g muối mỗi ngày.
Các đồ uống có cồn, chất kích thích
Một số loại đồ uống như: nước có gas, rượu, bia, cà phê đều chứa nhiều caffein, cacbonat, đường làm mất nước trong cơ thể, ảnh hưởng tới khả năng lọc của thận.
Các loại đồ uống này có thể tăng nguy cơ tạo sỏi bàng quang. Các loại đồ uống có chứa nhiều cafein, cacbonat, đường có chứa chất kích thích bàng quang làm tăng số lần đi tiểu.
Đạm động vật
Với những người bị sỏi uric, giảm đạm động vật từ thịt lợn, thịt bò, trứng, nội tạng động vật có thể ngăn ngừa sỏi hình thành, tăng kích thước. Do đó bạn nên hạn chế nhóm thực phẩm này, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1,1-1,7g thịt.
Thực phẩm chứa oxalat
Như đã nói lượng oxalat cần phải cân bằng với canxi trong chế độ ăn. Bệnh nhân cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa oxalat như: lạc, socola, khoai tây, khoai lang, rau chân vịt, đại hoàng, củ cải đường,…
>>> Đọc thêm: 3 triệu chứng sỏi bàng quang điển hình bạn nên biết
Sỏi bàng quang và cách điều trị
Nếu chẳng may bị sỏi bàng quang, ngoài việc tạo dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và ghi nhớ bị sỏi bàng quang nên ăn gì bệnh nhân cần có phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Hiện nay kỹ thuật mũi nhọn trong điều trị căn bệnh này là tán sỏi bàng quang bằng laser. Phương pháp này có thể tán được mọi loại sỏi với kích thước nhỏ hơn 20mm, gồm có cả sỏi san hô.
Tán sỏi bàng quang bằng laser khá đơn giản nên sau điều trị bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau khoảng từ 3-6 tiếng, ra viện sau từ 12-24h theo dõi. Với phương pháp này các bác sĩ có thể lấy cả phần đa sỏi ra ngoài.
Quá trình thực hiện các bác sĩ sẽ dùng ống soi niệu quản từ niệu đạo tới bàng quang để tiếp cận viên sỏi, tiếp đến dùng năng lượng khí nén hay laser để phá vỡ viên sỏi rồi bơm sửa, gắp lấy hết sỏi ra ngoài. Chính vì thế phương pháp này không tạo nên vết thương trên cơ thể người bệnh, an toàn, không đau đớn, được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Tán sỏi bàng quang ở đâu?
Ngoài những thắc mắc bị sỏi bàng quang nên ăn gì? Hay sỏi bàng quang và cách điều trị nhiều bệnh nhân băn khoăn tán sỏi bàng quang ở đâu thì an toàn, hiệu quả. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đang là địa chỉ uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn điều trị sỏi bàng quang.
Ngoài kỹ thuật mũi nhọn là tán sỏi bàng quang bằng laser, hiện nay bệnh viện đang áp dụng cả phương pháp nội soi lấy sỏi và tán sỏi qua da cũng rất an toàn, hiệu quả.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh đồng thời giảm gánh nặng cho người bệnh. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã trang bị các trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia phát triển.
Bên cạnh đó hệ thống phòng bệnh, phòng phẫu thuật được đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Bệnh nhân chỉ cần uống một liều kháng sinh nhẹ, tuyệt đối không có trường hợp bị nhiễm trùng sau mổ.
Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp bạn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm hạn chế sỏi bàng quang hình thành và phát triển. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về sỏi bàng quang hay sỏi tiết niệu bạn có thể liên hệ ngay qua hotline 1900 234529 để được tư vấn và giải đáp nhé.