Bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ 

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ 

Các bệnh về đường tiêu hóa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, các bệnh này rất nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý sức khỏe trẻ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. 

Trẻ em thường là đối tượng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa do hệ tiêu hóa còn non yếu, thành ruột khá mỏng. Khi đường tiêu hóa bị nhiễm trùng, chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc. Biểu hiện cụ thể chính là hiện tượng tiêu chảy, táo bón, nôn trớ thất thường, đau bụng ở trẻ. 

Có nhiều mức độ đau bụng ở trẻ. Có thể chỉ là do đói, mệt mỏi, hoặc chỉ là quá no hoặc đầy hơi nhưng nếu một đứa trẻ đang nằm cong chân và khóc, trẻ có thể bị đau bụng dữ dội.

Ảnh 1: Táo bón là bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ.

Nếu trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, nôn, đại tiện phân máu, thức dậy trong đêm vì đau hoặc đau khi đi tiểu, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý ngoại khoa như lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột… hoặc các bệnh lý nội khoa như viêm tụy cấp, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa… Do vậy, cha mẹ cần chú ý đến các bệnh tiêu hóa thường gặp như sau để kịp thời phát hiện và điều trị. 

  1. Bệnh tiêu chảy: Khi một trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là bị tiêu chảy. Nguy cơ lớn nhất của bệnh này là gây ra tình trạng mất nước, điện giải cơ thể sẽ bị suy kiệt và tử vong. Thống kê cho thấy, mất nước là lý do khiến 71% trẻ tử vong khi mắc tiêu chảy. Các siêu vi trùng thường gây bệnh tiêu chảy là rota virus và vi khuẩn E.coli. 
  2. Bệnh kiết lị Bệnh chủ yếu do ký sinh trùng trực khuẩn shigella gây ra. Dấu hiệu của bệnh này là đại tiện ra phân rất ít nhưng có kèm theo nhầy và máu, có thể kèm triệu chứng sốt, đau bụng, luôn có cảm giác muốn đi cầu. Bệnh gây mất sức nhanh và nhiều trường hợp hôn mê rồi tử vong. Nguy cơ chủ yếu của bệnh kiết lị là trở thành mạn tính, kéo dài. Ngoài ra, ký sinh trùng amibe có thể xâm nhập vào gan gây áp-xe gan. Loại shigella hay gây kiết lị ở trẻ em, loại này không gây mạn tính, không gây áp-xe gan nhưng khi biến chứng có thể gây tử vong trong 24 giờ. 
  3. Bệnh rối loạn tiêu hóa : Đây là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây ra tình trạng đau bụng và những thay đổi trong đại tiện, trẻ thường bị đau bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu.. Rối loạn tiêu hóa lâu ngày khiến trẻ không hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Hậu quả là trẻ thường bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và hệ miễn dịch kém phát triển. 

Ảnh 2: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  1. Táo bón: Trẻ bị táo bón khi số lần đi đại tiện ít hơn bình thường, phân rắn hơn. Trẻ đôi khi bị đau quặn bụng mỗi khi đi đại tiện, rặn khi đi vệ sinh, đau rát, thậm chí nứt kẽ hậu môn dẫn đến chảy máu… Bệnh có thể gặp ở trẻ lười ăn rau và các thực phẩm giàu chất xơ, ít uống nước,…nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ bị rối loạn chức năng đại tràng. Nếu bé của bạn bị táo bón, có thể bổ sung thêm rau, hoa quả nhiều chất xơ vào chế độ ăn cho bé. Cũng có thể cho bé uống nhiều nước hơn trong ngày. 
  2. Tắc ruột: Khi bị tắc ruột, trẻ không đi vệ sinh được, cũng không thể trung tiện được. Triệu chứng đầu tiên của trẻ thường là nôn ói nhiều, sau đó có thể ói ra nước mật. Ở trẻ sơ sinh tắc ruột có thể có lồng ruột hoặc thoát bị bẹn, cũng có thể do dị tật ống tiêu hóa nên có chỗ bị xoắn. Trong trường hợp này, bắt buộc phải đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. 
  3. Bệnh tả: Tả là bệnh vô cùng nguy hiểm, khi mắc bệnh tả là tiêu chảy ra nước ồ ạt, nôn ói liên tục, đau bụng. Quá trình này diễn ra liên tục, không cầm được, phân toàn nước màu trắng đục. Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, kiệt sức và có thể tử vong rất nhanh sau đó. Bệnh do vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, chưa nấu chín hay để ruồi nhặng đậu vào. Trẻ khi ăn uống trong môi trường đó, vi khuẩn sẽ theo thức ăn vào bộ máy tiêu hóa, chúng phát triển và tiết ra nhiều chất độc gây bệnh. 

Để phòng ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ, các bố mẹ chú ý Vệ sinh cá nhân cho trẻ và đồ dùng cá nhân của trẻ thường xuyên và sạch sẽ, bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi vào khẩu phần ăn của trẻ., đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, bố mẹ cần tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa, bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved.                                                                                                                              Terms and Conditions |Privacy Policy

banner
Top

Call Now