Câu hỏi: Bác sĩ cho hỏi bệnh tiểu đường có phải là bệnh lây nhiễm không?
Trả lời:
Bệnh tiểu đường không phải là bệnh lây nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa nội tiết, hoàn toàn không phải do các tác nhân như virus, nấm hoặc vi khuẩn gây ra nên không lây lan từ người này sang người khác qua bất cứ con đường nào từ tiếp xúc thông thường hay qua đường máu, quan hệ tình dục,…
Như bạn chia sẻ, mẹ và anh trai mắc bệnh tiểu đường, như vậy bạn cũng có nguy cơ rất cao mắc bệnh này. Bởi bệnh tiểu đường có thể DI TRUYỀN. Một nghiên cứu từ Harvard cho thấy nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là 4 – 10%. Nguy cơ này cao hơn ở các bệnh mắc tiểu đường type 2. Nếu như bố/mẹ bị bệnh đái tháo đường trước 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%. Trong khi đó nếu bố/mẹ bị mắc bệnh sau 50 tuổi thì nguy cơ này là 7,7%. Nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường thì tỷ lệ mắc bệnh ở con cái lên tới 50%.
Bên cạnh đó, những người trong gia đình có thể cùng mắc bệnh tiểu đường do ảnh hưởng nhiều từ lối sống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bởi những người bị bệnh tiểu đường thường sẽ có các thói quen không lành mạnh như ăn nhiều đồ ngọt, nhiều chất béo, lười vận động,…. Khi sống chung, thói quen của các thành viên trong cùng một gia đình lại thường khá giống nhau. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, những lo lắng, căng thẳng khi có người thân trong gia đình mắc bệnh cũng có thể dẫn tới tăng đề kháng insulin, kéo theo việc ăn nhiều đồ ngọt, chất béo – những thực phẩm có tác dụng trấn an tâm trạng. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường type 2.
Tốt nhất, bạn nên đến chuyên khoa Nội tiết uy tín để xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường và được điều trị hiệu quả.