Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật 

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật 

Trước mỗi ca phẫu thuật, ngoài sự chuẩn bị của các y bác sĩ, bệnh nhân cũng cần có sự chuẩn bị để giúp ca mổ diễn ra suôn sẻ và thành công như mong đợi. 

Nhập viện 

Khi có chỉ định nhập viện để phẫu thuật, người bệnh cần có mặt theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị. Theo hướng dẫn đó, bệnh nhân chỉ cần có mặt vào ngày phẫu thuật hoặc trước một khoảng thời gian để chuẩn bị. Bệnh nhân nhập viện không nên mang quá nhiều đồ đạc, vật dụng có giá trị, không mang trang sức để tránh ảnh hưởng đến kết quả của máy móc theo dõi khi mổ. Bệnh viện cũng không chịu trách nhiệm về những vật dụng, tư trang quý của người bệnh. Trước khi tiến hành mổ, bệnh nhân phải có mặt đúng giờ theo lịch để được bác sĩ gây mê thăm khám, chuẩn bị cho cuộc mổ. Bệnh nhân sẽ được thông báo thời gian dự kiến của ca mổ. Tốt nhất, bệnh nhân nên có người nhà đi cùng để tiện chăm sóc và tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Ảnh: Không chỉ bác sĩ, bệnh nhân cũng cần chuẩn bị để ca phẫu thuật được diễn ra thuận lợi.

Cam kết phẫu thuật, thăm khám tiền mê 

Sau khi hoàn tất các xét nghiệm tiền phẫu và được bác sĩ điều trị cung cấp đầy đủ thông tin về cuộc phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê khám để quyết định phương pháp gây mê, gây tê phù hợp. Người bệnh sẽ ký cam kết chấp thuận phẫu thuật – gây mê hồi sức. Bệnh nhân dưới 18 tuổi phải có cha mẹ hoặc người giám hộ ký vào cam kết. Tùy tính chất cuộc phẫu thuật, người bệnh hoặc người nhà được yêu cầu ký cam kết chấp thuận truyền máu. 

Vệ sinh cơ thể trước khi phẫu thuật 

Bệnh nhân cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ. Người bệnh có thể đi vệ sinh trước khi vào phòng mổ. Người bệnh nên tẩy trang, lau sạch sơn móng tay, móng chân, buộc tóc gọn gàng và tẩy lông khu vực mổ nếu bác sĩ yêu cầu; tháo răng giả, kính áp tròng, tất cả đồ trang sức đeo trên người, vật dụng cá nhân gửi lại cho người nhà. Điều dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng loại xà phòng khử trùng đặc biệt, yêu cầu tắm trước khi vào phòng phẫu thuật và thay quần áo phẫu thuật do bệnh viện cung cấp. 

Hướng dẫn nhịn ăn uống và sử dụng thuốc trước phẫu thuật 

  • Cần từ 6 – 8 giờ sau ăn để dạ dày ở trạng thái trống, sẵn sàng cho việc gây mê, tránh nguy cơ thức ăn và dịch từ dạ dày có thể vào phổi nếu dạ dày vẫn còn thức ăn hoặc nhiều dịch. Do đó người bệnh cần kết thúc bữa ăn cuối trước khi lên phòng mổ khoảng 8 tiếng. 
  • Người bệnh có thể được uống một ít nước cho đến vài giờ trước khi được gây mê và phẫu thuật. 
  • Bác sĩ có thể cho người bệnh uống một số loại thuốc với một ngụm nước nhỏ trong suốt thời gian nhịn ăn uống. Bác sĩ sẽ thảo luận và hướng dẫn người bệnh về các loại thuốc người bệnh đang uống. 
  • Những loại thuốc có thể gây ra biến chứng chảy máu nhiều trong quá trình phẫu thuật như aspirin và một số thuốc làm loãng máu khác có thể được yêu cầu ngưng trước khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật khoảng 1 tuần. 
  • Một số vitamin và thảo dược như nhân sâm, tỏi, Ginkgo biloba…, có thể gây biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh cần phải trao đổi với bác sĩ về các loại sản phẩm bổ sung đang sử dụng. 
  • Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn ngưng uống thuốc điều trị đái tháo đường vào buổi sáng ngày phẫu thuật. Nếu người bệnh dùng insulin, bác sĩ có thể đề nghị giảm liều hoặc chỉnh liều theo lượng đường trong máu của bạn. 
  • Nếu người bệnh có bệnh lý ngưng thở khi ngủ, cần thông báo tình trạng này với bác sĩ để bác sĩ và điều dưỡng chủ động kế hoạch theo dõi hô hấp cho người bệnh trong và sau khi phẫu thuật. 

Ảnh: Bệnh nhân cần thông báo các triệu chứng bất thường nếu có trước ca phẫu thuật.

Lưu ý trước khi phẫu thuật 

  • Đi tiểu trước khi vào phòng mổ 
  • Bệnh nhân nhỏ tuổi cần có bố mẹ hoặc người giám hộ đi kèm 
  • Trước khi phẫu thuật, nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường như: cảm lạnh, đau họng, ho, đau bụng cồn cào, tiêu chảy hoặc sốt, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hoặc điều dưỡng tại khoa để kịp thời thăm khám tình trạng người bệnh. Bác sĩ có thể quyết định hoãn thực hiện phẫu thuật cho đến khi tình trạng người bệnh ổn định. 
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ hút thuốc trước khi phẫu thuật. Gây mê toàn thân ảnh hưởng đến chức năng bình thường của phổi. 
  • Cần theo một chế độ ăn uống đặc biệt trước khi phẫu thuật nếu bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn đề nghị. 
  • Nếu bạn có bệnh tiểu đường, cần kiểm soát đường máu trước khi phẫu thuật, điều này tạo điều kiện để vết thương mau lành hơn.
Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 0981 500 770
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. Terms & Conditions | Privacy Policy

Top

Call Now